Xin chào Khách

Adnet.uCoz.com

Cộng đồng

Trang chủ » Articles » Truyện » Nghệ thuật sống Đăng truyện

Thuật Nói Chuyện - Chương 10
Lời ngõ: Hãy mang hạt giống yêu thương rãi trên con đường bạn đi, hãy chia sẽ những mẫu chuyện mà bạn cảm thấy hay để ngày kia tình yêu sẽ đơm hoa, kết trái trong người bạn. Điều kỳ diệu bất ngờ sẽ đến với những ai có tình yêu.

Giữ Thể Diện Bằng Cách Tự Cười Nhạo Mình (Tự Trào)

Xét ý nghĩa bề ngoài, tự trào là một kiểu trào lộng, nhưng tự trào một cách có nghệ thuật phải nên nói là một kỹ xảo vận dụng ngôn ngữ.

Người chồng khéo léo trả lời vợ

Một người vợ rất không vừa ý với chồng của mình, lúc nào cũng chỉ trích chồng mọi thứ, thường nói rằng người chồng về mặt này mặt kia đều không bằng mình. Nhưng một người chồng thông minh không muốn cãi vã lằng nhằng với vợ của mình thì chỉ nói với vợ: “Những điều em nói đều rất đúng, có nhiều điểm anh không bằng em, nhưng cũng có những điểm em không bằng anh được.“

Người vợ không tin, hỏi một cách giễu cợt: “Tôi có điểm gì không bằng anh?“

“Em không được tức giận cơ!“ Người chồng cố ý nói.

“Được anh nói tôi có điểm gì không bằng anh nào, anh nói đi!“

Nói không tức giận sao giọng cứ oang oang vậy. Nếu người chồng nói điểm không tốt e rằng sẽ xảy ra trận cãi vã đau đầu nhức óc giữa hai vợ chồng. Nhưng, một câu nói nhẹ nhàng của người chồng sẽ được tránh được trận cãi vã đó. Bạn đoán xem người chồng này sẽ nói gì . Đó chính là:

“Người mà anh tìm được giỏi hơn người mà em tìm thấy.“

“Anh chỉ khéo nói thôi!“ Người vợ chuyển giận thành vui.

Còn có chuyện như thế này:

Hai vợ chồng treo một bức tranh trang trí. Chồng hỏi vợ: “Treo được chưa?“, vợ trả lời “Treo được rồi.“. Sau khi treo xong, chồng xuống nhìn cảm thấy vẫn chưa được, liền trách vợ: “Em thì việc gì cũng không để ý, qua loa đại khái. Anh lại là người theo đuổi cái hoàn mỹ.“
Người vợ liền cung kính đáp: “Anh nói sao mà đúng thế, nếu không anh làm sao mà cưới em, em cũng đồng ý lấy anh, nhỉ?“

Cách đáp lời khéo léo, không những công kích được sự chỉ trích của chồng mà còn tạo ra một bầu không khí thật hài hước. Người chồng lúc đó cũng cảm thấy mình đã lỡ lời vội vàng tỏ ý xin lỗi bằng cách cười trừ.

Tự trào (tự cười) cũng giống như chọc cười. Trên thực tế, trào lộng cũng chỉ là một kiểu tự cười, tức là thông qua tự cười để thoát khỏi tình thế khó xử của mình.

Tự cười rõ ràng là dùng ngôn ngữ hài hước chế giễu chính mình để thoát hiểm. Xin hãy xem ví dụ dưới đây:

Churchill tự trào để thoát hiểm

Thủ tướng Anh, ông Churchill có cách giải trí riêng, trong một ngày bất kể là lúc nào, chỉ cần dừng công việc là ông thích ngậm một điếu xì gà rất lớn và nghỉ ngơi trong bồn tắm to rộng. Giữa đại chiến thứ II, có một lần ông dẫn đầu một đoàn đại biểu đến thăm nước Mỹ, yêu cầu tổng thống Mỹ Roosevelt viện trợ về quân sự và cùng với tổng thống Mỹ nghiên cứu vấn đề cùng nhau không kích phát xít Đức. Sau khi cùng với tổng thống Mỹ bàn bạc xong công việc quan trọng, thủ tướng Churchill bèn ngậm điếu xì gà lớn đến nghỉ ngơi trong bồn tắm. Nhưng tổng thống Roosevelt ngay sau đó có việc quan trọng cần bàn với thủ tướng Anh bèn gõ cửa phòng tắm.

“Ra đi nào, ra đi nào.“ Ông lớn tiếng gọi.

Ông Roosevelt vừa mở cửa ra, nhìn thấy thủ tướng Churchill với cái bụng lộ ra trên mặt nước. Ông Churchill nhìn thấy mình tướng mạo lớn vội vàng đánh trống lảng:

“Ông Roosevelt hãy nhìn, là thủ tướng thật nhưng chẳng che giấu ông cái gì à!“

Nói rồi cả hai đều cười vang. Không còn do dự, cả hai cùng tắm trần.
Còn đây, bạn hãy xem câu chuyện về người kỹ sư dùng cách tự trào để thoát hiểm.

Người kỹ sư khôn khéo thoát hiểm

Một đoàn đại biểu chuyên ngành của Trung Quốc nhận lời mời đến tham quan công ty liên doanh gang thép ở Áo. Đoàn này dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của người chủ hiếu khách đã tham quan cơ cấu tiên tiến trong nhà máy, sau đó đến phòng tiếp đãi trưng bày các nghiên cứu thiết kế và nghe người kỹ sư giới thiệu:

“Thưa các ông, các bà, đầu tiên cho phép chúng tôi chiếu hình trên ti vi để giới thiệu tình hình của công ty chúng tôi”. Nói xong, người kỹ sư này bèn bấm nút nhưng rất lâu vẫn không chiếu hình được. Những kỹ sư khác ở trong phòng đều nhìn nhau không biết làm cách nào.
Bỗng nhiên, một cô gái vội vàng chạy đến, cô lo lắng hỏi: “Ở đâu có cháy?“

“cháy hả?“ Anh kỹ sư hốt hoảng, “Chúng tôi đang chuẩn bị chiếu hình lên ti vi“.

Cô gái bèn đi gần đến bàn điều khiển, nhìn công tắc rồi nhún vai nói: “Thưa các vị, vừa rồi các vị mở công tắc hoả hoạn, bên cạnh mới là công tắc bật chiếu hình lên ti vi”.

Tình hình lúc đó thật khó xử, đặc biệt là lại xảy ra trước những người nước ngoài.

Lúc này, câu nói “khéo trống“ của người kỹ sư đã giải thoát được tình hình đó. Chỉ thấy người kỹ sư khẽ nhún vai, rồi nói: “Hừm, thế mà vẫn coi chúng tôi là kỹ sư. Hãy xem, tất cả chúng tôi vẫn không bằng một cô gái.“

Lời nói lần này của anh ta đã gây cười cho tất cả mọi người. Đương nhiên, trong tiếng cười ấy họ cũng đã thoát hiểm.

Đứng trước một người có chút gây khó dễ cho bạn, nếu vận dụng cách tự trào khéo léo sẽ có thể khiến đối phương gieo gió thì gặt bão và rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó xử. Xin hãy xem ví dụ dưới đây:

Chú hề và khán giả

Có một lần, một vai hề xiếc động vật nổi tiếng người Nga Durop, trong một lần nghỉ diễn xuất, có một vị khán giả ngạo mạn đi đến bên cạnh anh ta và hỏi một cách mỉa mai:

“Ông hề, mọi người rất hoan nghênh ông phải không?“

“Đúng vậy.“ Durop trả lời.

“Nếu muốn nhận được sự hoan nghênh chào đón của mọi người trong chương trình xiếc động vật thì vai hề cần một vẻ đần độn và cái mặt xấu xí, có phải không?“

“Anh nói rất đúng,“ Durop trả lời. “Nếu như tôi có một khuôn mặt giống như của ông thì nhất định tôi sẽ kiếm được mức lương gấp đôi hiện nay.”
Trước một khán giả ngạo mạn gây khó dễ cho mình (xỉ vả ông vừa xấu xí vừa ngu đần), Durop đã vận dụng cách tự trào (mình chưa đạt đến độ xấu xí của người khán giả đó), và gán một cách đúng mức việc xỉ nhục của người khán giả ấy với ông ta khiến cho vị khán giả đó tự thấy mất hứng.

Đối với một số người vô ý tự khiến mình khó xử và còn vô tình tạo ra tình huống khó xử, vận dụng cách tự trào có thể giúp người khác thoát hiểm. Xin hãy xem ví dụ dưới đây:

Việc tự giễu của Tiểu Trần

Một lần, Tiểu Trần đến tiệm ăn cơm, người phục vụ khi mang thức ăn ra không cẩn thận đã làm bắn thức ăn lên áo khoác ngoài của anh ta. Tiểu Trần nhìn thấy bộ dạng lo lắng của cô phục vụ liền nói một cách hóm hỉnh: “Cô hãy nhìn xem, tôi đã to béo lắm rồi, mỡ trên cơ thể tôi cũng đủ rồi, bây giờ cô còn để tôi ăn thêm của người khác, tôi ăn làm sao mà tiêu được hả?“

Trong lúc đang rất khó xử nghe thấy vị khách nói vậy người phục vụ không kìm nổi vui vẻ vội vàng xin lỗi, đồng thời ngay lập tức tìm cách tạ lỗi.

Niaodaite lời hay thoát hiểm

Lại ví dụ, ông Niaodaite, vị tướng quân tên tuổi lẫy lừng người Đức là người hói đầu. Trong một buổi lễ chiêu đãi một binh sĩ trẻ khi mời rượu không cẩn thận đã làm bắn rượu lên đầu của tướng quân. Không khí phòng tiệc thật khó xử. Nhưng vị tướng quân này lại mỉm cười nói với binh sĩ trẻ đang không có cách nào thoát khỏi tình huống khó khăn này: “Ôi, anh bạn, cậu cho rằng loại rượu này trị bệnh rất hiệu quả hay sao? “

Mọi người trong buổi lễ lập tức hiểu ra ý tướng quân nói chàng trai này vì muốn chữa bệnh hói đầu nên mới tưới rượu lên đầu ông. Thế là cả phòng tiệc cười vang lên, bầu không khí khó xử ấy bỗng biến mất hẳn. Chàng trai trẻ cũng cảm động hướng về phía tướng quân mỉm cười.

Vận dụng cách nói tự trào này sẽ giúp người khác thoát được cảnh khó xử, đây là biểu hiện của sự tu dưỡng. Chỉ có những người hiểu biết khi đối đãi với người khác mới có thể vận dụng được nhuần nhuyễn, thoải mái, tự nhiên. Do vậy, nếu muốn vận dụng cách nói tự trào này một cách thích hợp thì nhất định phải bắt đầu tu dưỡng bản thân một cách nghiêm túc.

Sự kết hợp giữa tự trào và trào lộng càng có thể khiến cho người với rắp tâm gây ra khó xử sẽ phải gieo gió thì gặt bão. Một vị bộ trưởng ngoại giao của Liên Xô cũ đã vận dụng cách nói này để làm cho một người gây khó dễ cho ông phải nếm trải sự lợi hại của nó. Câu chuyện là như thế này:

Câu trả lời của nhà ngoại giao

Bộ trưởng bộ ngoại giao Liên Xô cũ Vejinski xuất thân từ một gia đình quý tộc và là một nhà ngoại giao nổi tiếng giỏi biện bạch. Một lần tại đại hội LHQ, một nhà ngoại giao nổi tiếng phái công đảng Anh đã khiêu khích ông: “Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc, còn tổ tiên của tôi là những người công nhân mỏ. Ông nói xem, hoàn cảnh hai chúng ta ai có thể đại diện cho giai cấp công nhân?“

Trước những lời khiêu khích vô lễ của nhà ngoại giao phái công đảng, ông Vejinski hoàn toàn không nổi giận, ông rất bình tĩnh đưa mắt nhìn đối phương rồi chỉ nói một câu: “Cả hai chúng ta đều là kẻ phản bội.“
Ngay lúc đó, cả hội trường lặng như tờ để đợi mọi người lý giải hàm nghĩa sâu sắc của câu nói này, rồi trong nháy mắt nổ ra tràng pháo tay vang dội khắp hội trường.

Cách mà ông Vejinski vận dụng trong đó là phương pháp kết hợp giữa trào lộng và tự trào điển hình. Một mặt tự giễu mình là “kẻ phản bội“, là kẻ phản bội phe cánh quý tộc, điều này chứng minh được mình là đại biểu giai cấp công nhân, còn mặt kia là chọc kẻ đối phương là kẻ phản bội, là kẻ phản bội của giai cấp công nhân (những người lãnh đạo phái công đảng đều là những kẻ công nhân quý tộc). Như vậy đối phương hiện ra rõ ràng là không thể đại diện cho giai cấp công nhân. Một câu nói này không chỉ trả lời rõ vấn đề người nào mới đích thực đại biểu cho giai cấp công nhân mà còn chỉ rõ nguyên nhân. Câu nói hàm nghĩa sâu sắc này cùng với sự ứng biến linh hoạt như vậy làm sao không khiến mọi người vỗ tay tán dương? Tự nhiên, nhà ngoại giao phái công đảng rơi vào cảnh khó xử, trông khốn đốn tột bậc.


- Chiến dịch SS10
- Làm gương
- Người Hướng Ðạo
- Hư Hư Lục - Gương Mặt Hoa Mè
- Một việc nhỏ
- Đương đầu cuộc sống
- Thuật Nói Chuyện - Chương 3
- Hãy nhìn đời như một ly cocktail
- Chú Ðỉa Vô Tội
- Có khi nào bạn tự hỏi
- Cái chậu nứt
- À Ra Thế
- Ba câu hỏi
- Bến đỗ
- Hai mươi đô la
- Hai con chim gáy
- Bàn tay nguyện cầu
- Những con sao biển
- Quả Bí Ðầu Mùa
- Những quy tắc trong cuộc sống - Quy tắc 13
- Chiếc hộp quý giá
- A Friend... định nghĩa qua 24 chữ cái...
- Người Học Trò Hư Nhất
- Giá Trị Lời Nói
- Giá trị của những câu hỏi
- Thuật xử thế của người xưa - CHƯƠNG THỨ TƯ
- Con lừa
- Những niềm vui nhỏ
- Hạnh phúc vô biên
- Chiếc đàn Piano màu gụ đỏ
Total comments: 0 | Views: 4755
Category: Nghệ thuật sống | Added by: admin (11-03-2015) | | Rating: 0.0/0
Truyện mới đăng
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2017
- Thọ Khang Bảo Giám
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất 07/2016
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất 06/2016
- Dấu hiệu thời đại tháng 05/2016
- Tình hình Trái Đất
- Chuyện Mạnh Phu Nhơn
- Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên - 2
- Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên - 1
- Khuyên người trẻ
-Xem thêm-
Những câu nói hay

Đức Phật dạy: "Người ta bị vợ con và nhà cửa ràng buộc còn hơn cả lao ngục. Lao ngục còn có thời kỳ phóng thích, vợ con không một ý nghĩ xa lìa; há chẳng sợ tình ái cùng sắc dục lôi cuốn? Dẫu có cái họa sa nơi miệng hùm, lòng cũng cam chịu. Vì tự đắm mình nơi lầy lội nên gọi là phàm phu; vượt qua được cửa ải này là bậc La-hán xuất trần."

Kinh Bốn Mươi Hai Chương
Tâm sự
Tâm sự số #1306 [1]
Tâm sự số #1275 [1]
Tâm sự số #1270 [1]
Tâm sự số #1258 [0]
Tâm sự số #1249 [1]
Tâm sự số #1233 [3]
Tâm sự số #1227 [4]
Tâm sự số #1219 [2]
Tâm sự số #1195 [3]
Tâm sự số #1183 [3]
Vote
Bạn có bao giờ bị người khác lừa đảo qua mạng chưa?
Tổng bình chọn: 170
Search
Liên kết
Copyright adnet.uCoz.com © 2010-2024
Powered by uCoz
Top