Xin chào Khách

Adnet.uCoz.com

Cộng đồng

Trang chủ » Articles » Truyện » Nghệ thuật sống Đăng truyện

Sa Môn Hạnh
Lời ngõ: Hãy mang hạt giống yêu thương rãi trên con đường bạn đi, hãy chia sẽ những mẫu chuyện mà bạn cảm thấy hay để ngày kia tình yêu sẽ đơm hoa, kết trái trong người bạn. Điều kỳ diệu bất ngờ sẽ đến với những ai có tình yêu.

Một thầy Bà La Môn tự cho mình đã tinh thông ba tập Veda, chê Phật là hạng sa môn giả hiệu, không xứng đáng để nói chuyện. Ðức Phật mới hỏi anh:

- Ta nghe nói các anh được quốc vương Ba Tư Nặc cúng dường trọng hậu nhưng chưa hề diện kiến nếu có gặp gỡ nhà vua thì chỉ gặp gỡ qua một tấm màn, điều ấy có đúng không?

Thầy Bà La Môn đáp:

- Ðúng như vậy!

- Này Bà La Môn! Giả sử một chàng nô lệ hạ tiện tuyên bố, lập lại những lời mà chàng ta nghe nhà vua nói, chàng nô lệ có được xem là vị quốc vương hay phó vương không?

- Làm sao được nổi!

- Này anh, giả sử có người, đọc tụng, lập lại các lời nói, phù chú… mà anh ta cho rằng được nói ra từ các đại ẩn sĩ hiền triết thời danh… anh ta đọc thuộc lòng các điều mà truyền thuyết ghi lại là do các bậc hiền nhân ấy nói ra… thì anh có thể đạt đến địa vị của các hiền nhân ấy không?

- … !!

- Thế thì, anh đã rõ lời tự hào của những người thông thuộc các thánh thư Veda có một giá trị như thế nào rồi chứ!

Thầy Bà La Môn lại im lặng.

(Trích kinh Amatrú, Trường Bộ Kinh)

(13-11-1986)
Em thân mến!

Ðọc tụng, lập lại lời nói của các bậc giác ngộ (mà ta chưa hề thấy mặt, chỉ biết qua sách vở, truyền thuyết...) rồi tự hào cho mình đã bằng hay nối dòng nối dõi các ngài, sanh tật tự cao, khen mình chê người.. là những điều mà đức Phật quở trách thầy Bà La Môn trong đoạn kinh trên... cách đây 25 thế kỷ.

Vậy mà, chính điều ấy, chúng ta đang làm hằng ngày, em có thấy như vậy không? Chỉ cần thuộc làu hai đường công phu, tụng đọc được dăm ba quyển kinh, chúng ta đã thấy kích thước bản ngã mình nới rộng ra, gồ ghề, cao quý hơn... đặt mình ngang hàng với Phật tổ, khen mình chê người thì... thật là điên rồ và tự phụ hết sức.

Ðể chữa trị chứng bệnh này, đức đạo sư dạy:

Dù nói nhiều kinh điển
Không y giáo phụng hành
Như kẻ chăn bò người
Nào hưởng sa môn hạnh
PC 19

Dầu nói ít kinh điển
Nhưng y giáo phụng hành
Từ bỏ tham sân si
Tỉnh giác tâm hiền lành
Thì đời này đời khác
Ðều hưởng sa môn hạnh.
PC 20
---o0o---



- Một lời khen
- Hạnh phúc vô biên
- Hậu sự
- Tướng do tâm sanh, tâm đẹp tướng sẽ đẹp
- Sắc màu của tình bạn
- Chúng ta là đàn ông
- Bức ảnh gia đình
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất 07/2016
- “Hành động” và “ý định”
- Nhớ đến tôi
- Có một cán bộ đoàn như thế
- Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên - 1
- Con quái vật trong hang sâu
- "Đừng tưởng mình ghê gớm"
- Chiếc vỹ cầm một dây
- Về nhà
- Một bí quyết quan trọng trong phép xử thế
- Hư Hư Lục - Dòng Suối Trường Xuân
- Những quy tắc trong cuộc sống - Quy tắc 4
- Hư Hư Lục - Ðạt Ý Vong Ngôn
- Hãy thắp lên một que diêm
- Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XIV
- Người ở trường
- Niềm tin
- Hư Hư Lục - Lý Do Giản Dị
- Nếu tôi là bạn
- Nói về BẠN...
- Những dấu chấm câu
- Nhị Thập Tứ Hiếu
- Thuật xử thế của người xưa - CHƯƠNG THỨ BẢY (hết)
Total comments: 1 | Views: 1682
0
1 luan   (01-06-2015 2:00 PM) [Entry]
bot 20,tuổi hà nội đẹp zai.mọi người bảo thế.hihi.xin được làm wen.muốn được yêu vi 2 năm nay chưa yêu rui.0965999717

Category: Nghệ thuật sống | Added by: admin (27-05-2014) | | Rating: 0.0/0
Truyện mới đăng
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2017
- Thọ Khang Bảo Giám
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất 07/2016
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất 06/2016
- Dấu hiệu thời đại tháng 05/2016
- Tình hình Trái Đất
- Chuyện Mạnh Phu Nhơn
- Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên - 2
- Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên - 1
- Khuyên người trẻ
-Xem thêm-
Những câu nói hay
Đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy, khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau.
Khuyết danh
Tâm sự
Tâm sự số #1306 [1]
Tâm sự số #1275 [1]
Tâm sự số #1270 [1]
Tâm sự số #1258 [0]
Tâm sự số #1249 [1]
Tâm sự số #1233 [3]
Tâm sự số #1227 [4]
Tâm sự số #1219 [2]
Tâm sự số #1195 [3]
Tâm sự số #1183 [3]
Vote
Bạn có bao giờ bị người khác lừa đảo qua mạng chưa?
Tổng bình chọn: 170
Search
Liên kết
Copyright adnet.uCoz.com © 2010-2025
Powered by uCoz
Top