Lời ngõ: Hãy mang hạt giống yêu thương rãi trên con đường bạn đi, hãy chia sẽ những mẫu chuyện mà bạn cảm thấy hay để ngày kia tình yêu sẽ đơm hoa, kết trái trong người bạn. Điều kỳ diệu bất ngờ sẽ đến với những ai có tình yêu.
Xưa, có một ông thầy thuốc hết sức là lạc quan, lại thêm cái tính đắc nhân tâm, không muốn làm buồn hay mất lòng ai.
Gặp các bệnh nhân bị ung nhọt, chưa phát tác hay phát tác, ông đều tìm cách ém nhẹm hay giấu biến đi, bảo người bệnh cứ vui chơi, ăn uống cho thỏa thích, khỏi cần kiêng cử, chữa trị gì ráo trọi, vì cơ thể anh bệnh thật là hoàn hảo.
Ðến lúc bệnh phát tác dữ dội, ông thầy thuốc vội vàng lỉnh mất.
Em thân mến!
Bi quan hay lạc quan thái quá là những sự nông nỗi giả dối tai hại. Ðối với một người bệnh nói lên sự thật, bảo phải kiêng cữ cho đến lúc chữa trị tận gốc là một thái độ cần thiết phải có của một bậc lương y. Khi người ta mắc bệnh, không thể khỏa lấp xem không có gì để mầm bệnh mỗi ngày một tăng trưởng… là một điều tai hại khôn lường mà không vị lương y nào dám làm cả.
Cũng thế, đức Phật được xưng tụng là vô thượng y vương, một người thầy thuốc, đã bắt mạch cho chúng ta căn bệnh đầu tiên là khổ đế… Vừa nghe đến chữ khổ, chúng ta đã dẫy nẩy lên, cho rằng đức Phật bi quan, yếm thế, thất nhân tâm v.v… Do đó mà chúng ta bịt tai, không chịu nghe Ngài nói tiếp về nguyên do của căn bệnh: lòng tham ái, chấp trước… (tập đế). Ðã không chịu nghe, không chấp nhận căn bệnh, không kiêng cữ nên những lời dạy của Ngài về trạng thái hết bệnh (diệt đế) hoàn toàn vô bổ đối với chúng ta. Và, dĩ nhiên, phương thuốc, cách chữa bệnh (đạo đế) của Ngài cũng chung số phận.
Ðó là chưa nói đến chuyện những điều Ngài bảo khổ, chúng ta cãi là vui, những thứ Ngài cho là nguy hiểm, phải kiêng cữ thì chúng ta… xài xả láng.
Vì thế, trong một bản kinh, đức đạo sư có đưa ra một thí dụ như sau:
Có anh chàng nọ, bị bệnh ghẻ từ hồi mới sinh nên lúc nào chàng ta cũng gãi, chà… và cảm nhận một cảm giác khoái trá tột độ. Ðó là khi cào rách da thịt và hơ chúng lên than hồng.
Bữa nọ, có ông lang đến thăm và hứa sẽ chữa cho chàng ta hết ghẻ. Vừa nghe đến hai chữ “hết” chàng ghẻ đã kêu rầm lên:
- Hết! Bộ thầy muốn giết tôi sao? Ðời tôi chỉ có một niềm vui độc nhất là… gãi ghẻ, nếu hết ghẻ rồi thì lấy gì để gãi?
- Này anh, hết ghẻ rồi… anh sẽ được hạnh phúc thú vui hơn nhiều…
- Vui cỡ nào? Vui bằng hơ ghẻ lên than hồng không?
- Hoàn toàn không phải vậy?
- Nếu thế thì ông chớ bày chuyện chi cho mất công, không bao giờ tôi đổi cái hạnh phúc gãi cho đã ngứa để lấy cái “không” trơ trọi của ông. Nếu ông thật sự có lòng tốt, xin chữa cho hết cái nhức nhối, ngứa ngáy, đau buốt… nhưng phải chừa mụt ghẻ lại cho tôi gãi…
- Này chú em! Không một người lành mạnh nào lại ước ao có ghẻ để gãi, có ghẻ thì có đau nhức có ngứa ngáy, có khổ sở… càng gãi càng hơ lên than hồng, nó càng lở loét và đau đớn hơn… Cái cảm giác mà em cho là sung sướng đó, thật ra chỉ là đau khổ trá hình mà thôi…
- Nếu ông cho cái đó là đau khổ, thì ước mong sao tôi được đau khổ liên miên bất tận… hoài hoài, mãi mãi…
Em thân mến!
Chàng ghẻ nọ, không ai xa lạ, chính là mỗi người chúng ta, ông lang giàu lòng kiên nhẫn chính là đức đạo sư vậy. Từ thuở sơ sinh, chúng ta đã mắc chứng bệnh trầm kha là tham trước. Cơn bệnh làm chúng ta bồn chồn, bứt rứt, ngồi đứng không yên… nhưng mỗi khi quơ được một món nào (trong ngũ trần) vừa lòng thích ý thì chúng ta thật là hài lòng hả dạ, hệt như chàng ghẻ đang hơ tay lên than hồng vậy.
Ðức Phật bảo chấp thủ là khổ, ta cãi: vui lắm! Ngài đề nghị chữa bệnh, chúng ta bảo: chữa đến vô ngã thì lấy gì mà hưởng ngũ dục đây? Ðời tôi chỉ có ngũ dục là vui, tu theo Ngài, vô ngã… thì lúa rồi!
Phật dạy:
- Vô ngã, nhưng niết bàn tịch tĩnh…
- Cái niết bàn của Ngài có vui cỡ được tài, sắc, danh, ăn, ngủ không?
- Niết bàn không dính dáng gì đến mấy thứ đó. Một người đạt đạo không bao giờ thấy ngũ dục là vui hết.
- Vậy thì… con không bao giờ mơ tới cái niết bàn không có chi hết của Ngài. Nếu có thể, xin Ngài giúp con thoát khỏi già bệnh chết, cho con càng ngày càng trẻ, càng đẹp trai, càng giàu công danh phú quý của tiền vô số…
- Này con, thọ nào cũng khổ hết, đừng có dại mà mơ mấy cái đó…
- Nếu Ngài cho đó là khổ thì con ước ao được mấy cái khổ đó hoài hoài… Ước sao tôi được nhiều của, nhiều tiền, nhiều vợ, nhiều con, nhiều danh, nhiều lợi… hơn là tu theo Phật, mất sạch sành sanh!
Ðức đạo sư của chúng ta biết trả lời sao đây? Thôi thì, thương con không biết gớm, bỏ thì thương mà vương thì tội, Ngài đành phải tương kế tựu kế, trước thỏa mãn lòng tham dục của nhân loại, sau dùng phương tiện hướng dẫn cho chúng sinh giác ngộ (trước dùng dục câu dắt, sau dùng trí để nhổ). Vô lượng pháp môn của Phật giáo cũng sản sinh từ đó.
Vì thế, từ bước đầu là một pháp tu trong sáng, thuần trí tuệ, Phật giáo lần lần có đủ pháp môn đáp ứng với mọi nguyện vọng của nhân loại: cầu của, cầu con, cầu tài, cầu lộc, cầu thăng quan tiến chức, cầu an cho người thương, cầu tai họa cho kẻ ghét…
Nếu người hướng dẫn có thể trước thỏa mãn lòng mong cầu của môn đệ, sau khai tâm mở trí cho trí tuệ họ bừng sáng thì các pháp môn đồng gặp nhau ở chỗ “Duy tuệ thị nghiệp: chỉ có trí tuệ là sự nghiệp,” nhưng nếu thầy lẫn trò đều dừng chân ở chỗ “dùng dục câu dắt” thì đức Phật sẽ biến thành một vị thượng đế, có đầy đủ quyền uy và khả năng để cáng đáng hết mọi chuyện cho hằng hà sa số chúng sinh. Giúp việc cho Ngài là vô lượng Bồ Tát, quỷ thần chuyên môn làm mọi không công cho thiên hạ. Và tín đồ nhà Phật, bị tham dục chi phối sẽ không từ nan bất cứ việc nào (miễn sao được gãi ghẻ thỏa thích): xin xăm, bói quẻ, cúng sao, phát bùa, cho niệt, trừ ma, yếm quỷ, cầu của, cầu con, v.v… và v.v… vậy.
- Hư Hư Lục - Chiếc Lu Vô Tận - Cuộc sống cũng giống như việc quảng cáo - Ðồng Một Chiếc Xiêm - Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ II - Bánh nào ngon - Hãy mãi là chính bạn - Cạm bẫy - Không chỉ sống vì mình - Cần biết khi nào thì nên từ bỏ - Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XV - Thuật xử thế của người xưa - CHƯƠNG THỨ NĂM - Bốn năm cõng bạn đi học - Chiếc hộp quý giá - Đánh nhau bằng gậy - Sống có mục tiêu - Thư gửi bố! - Ông ấy cần tôi - Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XVI - Người Hướng Ðạo - 5 cách giữ gìn tình bạn đẹp - Hư Hư Lục - Con Chó Vô Ơn - Thuật Nói Chuyện - Hư Hư Lục - Con Công - Người bán tuổi thơ - Phần còn lại từ Roger - Đôi khi bạn cũng nên bước ra khỏi nơi trú ngụ của mình - Hoa Thủy Tiên - Người thợ xây - CHIẾC MẶT NẠ - Chúng ta là đàn ông
|