Xin chào Khách

Adnet.uCoz.com

Cộng đồng

Trang chủ » Articles » Truyện » Nghệ thuật sống Đăng truyện

Bài Thơ Của Phật
Lời ngõ: Hãy mang hạt giống yêu thương rãi trên con đường bạn đi, hãy chia sẽ những mẫu chuyện mà bạn cảm thấy hay để ngày kia tình yêu sẽ đơm hoa, kết trái trong người bạn. Điều kỳ diệu bất ngờ sẽ đến với những ai có tình yêu.

Thời Phật tại thế, ở kinh thành Xá Vệ có một vị Bà La Môn giàu có. Gia sản của ông gồm bốn thằng con trai và 8000 đồng tiền vàng. Khi các con ông khôn lớn, vị Bà La Môn thành lập gia thất cho chúng và chia phần mỗi đứa 1000 đồng tiền vàng để làm vốn sinh nhai. Khi bà vợ ông từ trần, đám con bây giờ đã ra riêng, họp nhau lại bàn tán:

- Nếu cha mình cưới vợ khác, gia tài còn lại chắc chắn sẽ rơi vào tay mấy thằng con trai giòng thứ, chi bằng chúng ta luân phiên chăm sóc cha để hưởng trọn số gia sản.

Bàn tính xong, bốn thằng con cắt nhau hầu hạ ông cụ rất mực chu đáo. Ðám con dâu cũng tranh nhau dâng món ngon vật lạ, thay đổi y phục và chăm sóc cha chồng mỗi bữa. Những sự kiện đó khiến ông cụ rất đẹp lòng.

Một hôm, bốn thằng con cùng đến tụ tập ở chân giường, chờ ông lão thức giấc dù lúc đó trời đã sáng lắm rồi. Khi ông Bà La Môn vừa thức dậy, đám con tranh nhau hầu hạ, rửa mặt lau tay, đấm bóp cho ông. Trong khi người cha dùng điểm tâm, chúng nhỏ nhẹ khuyên ông nên dành hết quãng đời còn lại để tu tâm dưỡng tánh. Phần chúng sẽ thay nhau phụng dưỡng cho ông được rãnh rang tu tập.

Trước những tấm lòng chí hiếu ồn ào đó, ông Bà La Môn rất hài lòng và cảm động, nên chia nốt phần gia sản còn lại cho bốn đứa con. Phần mình, ông chỉ giữ lại bộ y phục đang mặt trong người. Ðám con ông cũng hài lòng và xúc động không kém. Chúng hôn chân cha, cắt phiên hầu hạ và phụng dưỡng ông Bà La Môn.

Ngày tháng dần qua trăng tròn rồi khuyết, đám con trai ông Bà La Môn viện cớ bận việc túi bụi, giao hẳn sự chăm sóc ông cha cho mấy mụ vợ của họ…

Ðược ít lâu, đám dâu quý lại viện lẽ bận bịu con cái nên giao phần phụng dưỡng cha chồng cho đám gia nhân trong nhà.

Ðám gia nhân viện cớ bận tối mặt tối mũi về công việc nhà cửa, mùa màng, gia súc, tiệc tùng, nên mỗi ngày, người ta thấy ông lão Bà La Môn bấy giờ đã ốm yếu, y phục tả tơi, thất thểu gọi cổng nhà từng đứa con một… Giọng nói yếu ớt của ông bị chìm mất giữa tiếng sủa inh ỏi của đám chó canh cổng nên cuối cùng, vừa đói vừa giận ông lão cầm gậy, lê chân đi xin ăn khắp nơi… Không ai biết được ông lão hành khất ốm yếu dơ bẩn kia, có thời đã từng là chủ nhân của một gia sản kếch sù, có đến bốn đứa con trai, cả chục bà dâu và hàng tá cháu nội.

Một hôm trên đường đi khất thực, vừa đói vừa mệt ông lão ngã quỵ bên vệ đường. Trong giờ phút tuyệt vọng ông chợt nhớ đến những lời đồn đãi về một đấng giác ngộ.

“Người ta bảo rằng sa môn Cồ Ðàm có một dáng dấp từ hòa, vẻ mặt chân thật và cởi mở. Thái độ đối đãi của ngài thật mát lòng, ngài đón tiếp mọi người đều thân thiện và bình đẳng như nhau! Có lẽ đó là người duy nhất sẽ đón tiếp ta một cách thân thiện trên cõi đời này chăng?

Ông lão liền nhỏm dậy, chống gậy lê chân đi tìm Phật. Ðến nơi, ông chào Phật và lui về một bên. Ðức đạo sư đón chào ông cụ với vẻ hoan hỷ cố hữu của ngài, ngài thân ái hỏi:

- Này cụ Bà La Môn! Vì sao cụ đến đây với vẻ tiều tụy và quần áo rách tả tơi thế này?

Ông lão rơi nước mắt:

- Thưa ngài Cồ Ðàm! Tôi có bốn đứa con trai giàu có, nhưng đứa nào cũng nghe lời vợ, hất hủi và bạc đãi tôi… Tôi đành bỏ nhà đi lang thang, vì thà rằng nhận sự bạc đãi của kẻ bàng quan hơn là sự dằn xéo của những người thân thuộc.

- Này ông cụ! Ngày trăng tròn đến đây, dòng Bà La Môn và vua qua sẽ họp mặt với nhau, trước đông đảo quần chúng. Ông cụ hãy gắng học thuộc bài thơ sau đây và xin đọc nó trước đại hội. Ðám con ông thế nào cũng phải thay đổi cách cư xử:

“Chúng là những người khi sinh ra
Tôi mừng vui tôi hy vọng.
Vậy mà chúng nghe lời vợ
Ðuổi tôi ra khỏì nhà
Như đuổi con chó già vô dụng.
Giả dối thay! Vô ích thay!
Khi chúng thủ thỉ:
Cha thân yêu! Cha thân ái!
Ma quỷ nào đội lốt con tôi
Bỏ rơi tôi lúc tuổi già?
Như con ngựa già bị bỏ đói
Làm cha lũng u phải đi xin ăn từng nhà
Một cây gậy còi
Còn có ích hơn lũ con bất hiếu
Trong đêm tối
Cây gậy dẫn đường
Trong vũng nước bùn sình
Cây gậy đỡ chân…”


Ông Bà La Môn học thuộc lòng bài thơ và ra về. Ðến ngày hội, đám con ông lão cũng có mặt. Chúng ăn mặt sang trọng, đeo đầy đồ trang sức và được ngồi ghế danh dự giữa cuộc họp. Thật là một cơ hội hiếm có. Ông lão len vào giữa hội nghị, vái chào mọi người thưa:

- Tôi muốn đọc một bài thơ, xin quý vị cho phép.

Sau bữa tiệc no say mọi người đều hoan hỷ, tưởng ông lão định ngâm thơ giúp vui nên họ liền đồng ý:

- Cứ đọc đi, ông già!

Ông lão đứng giữa đám đông, đọc lớn bài thơ đã học. Giọng đọc khàn khàn cùng hình dung tiều tụy của ông khiến ai cũng xúc động và phẫn nộ.

Sau khi tìm hiểu rõ tự sự, chiếu theo luật pháp hiện hành, những đứa con được thừa hưởng gia tài mà không phụng dưỡng cha mẹ đều bị tuyên án tử hình. Hội chúng đồng ý xử tử bốn thằng con bất hiếu. Lũ con ông hoãng hốt, nhào đến ôm chầm chân cha, khóc rống lên:

- Cha ơi! Cứu con với!

Tấm lòng người cha mềm lại, ông lão đứng ra xin bảo lãnh đám con:

- Xin quý tòa khoan hồng! Bầy trẻ đã hối hận. Thế nào tụi nó cũng nuôi dưỡng tôi tử tế.

Hội chúng hăm dọa đám con bất hảo:

- Từ nay, chúng tôi sẽ cắt người theo dõi, nếu mấy anh không phụng dưỡng cha già, chúng tôi sẽ thi hành pháp luật.

Ðám con ông Bà La Môn run rẩy làm tờ tự kiểm và cam đoan sẽ không tái phạm lần thứ hai.

Sau buổi họp, chúng kiệu ông về nhà, tắm rửa sạch sẽ, xịt dầu thơm, thoa phấn, đánh kem và thay y phục đẹp cho ông lão. Xong, chúng gọi bốn bà vợ đến, quát mắng họ và căn dặn:

- Bà nào không săn sóc cha chu đáo thì phải ăn roi thay cơm đấy nhé!

Các nàng dâu vội vã làm tiệc đãi cha chồng. Sau một tuần lễ được chăm sóc nghĩ ngơi, bồi dưỡng ông lão đã phục hồi sức khỏe. Ngày thứ tám ông chọn một xấp vải thật tốt, sai gia nhân thắng xe song mã đưa ông đến tinh xá thăm Phật. Ông đặt xấp vải dưới chân đức đạo sư và kính cẩn nói:

- Thưa ngài Cồ Ðàm! Người Bà La Môn của chúng tôi sẽ rất sung sướng khi một vị thầy nhận lễ vật giáo thọ. Xin đức Cồ Ðàm kính mến, vị thầy của tôi, nhận cho món lễ mọn này.

Ðể giúp ông vui lòng đức Phật nhận xấp vải và hỏi han về đời sống hiện tại của ông. Ông cụ cảm động nói:

- Thưa ngài Cồ Ðàm! Các con tôi thường cho tôi ăn bốn bữa mỗi ngày, tôi đã trải qua quãng đời hành khất nên tôi đã hiểu rõ sự cơ cực thiếu thốn của nó. Từ nay, tôi xin chia hai phần ăn cúng dường cho ngài Cồ Ðàm, vị thầy của tôi mỗi ngày hai bữa ăn.

Trước nhiệt tình của ông lão, đức đạo sư cảm ơn và từ chối, viện lẽ rằng ngài có thói quen đi khất thực khắp nơi.

Ông lão về nhà bảo con:

- Này mấy đứa, sa môn Cồ Ðàm là bạn thân của cha, khi nào ổng đến, tụi con phải tiếp đãi cho tử tế.

Ðám con dạ rân, hứa sẽ y lời.

Một hôm, nhằm ngày lễ lớn, đám con ông Bà La Môn tổ chức tiệc tùng linh đình và hỏi ý cha:

- Ai là khách danh dự của nhà ta?

Ông lão dõng dạc:

- Chỉ có sa môn Cù Ðàm thôi! Không còn ai hết…

Ðám con liền đi thỉnh đức đạo sư đến nhà dự tiệc. Họ khoe với ngài:

- Thưa ngài Cồ Ðàm, chúng tôi đã biết lỗi nên chăm sóc cha mình rất chu đáo, không dám thiếu sót. Ngài hãy nhìn xem, ông cụ hồng hào mập mạp ra.

Ðức Phật dạy:

- Tốt lắm! Người khôn ngoan bao giờ cũng có hiếu với cha mẹ. Nên kính thờ cha mẹ như vị trời Ðại Phạm. Một người Bà La Môn nếu muốn sinh lên cõi trời thì nên phụng dưỡng cha mẹ thay vì đốt hương dâng hoa cúng dường thần linh. Loài súc sinh có hiếu còn được sinh thiên nữa là loài người.

Ðám con ông lão ngạc nhiên:

- Thưa ngài Cồ Ðàm! Loài súc sinh mà cũng biết ơn cha mẹ nữa ư?

Ðức Phật bèn kể chuyện con voi Tài Hộ, dù được nhà vua thương mến, săn sóc kỹ lưỡng, ăn ngon ở nhà đẹp mà vẫn khóc lóc u sầu vì nhớ cha mẹ ở rừng sâu.

Câu chuyện con voi làm mọi người đều xúc động. Biết tâm niệm họ đã thuần thục, đức đạo sư bèn nói pháp. Sau thời pháp mọi người hiện diện đều chứng sơ quả. Kinh Pháp Cú còn ghi lại sự kiện này bằng một câu đơn giản nhắc đến chuyện con voi chí hiếu: “Con voi Tài Hộ bất trị, rơi nước mắt bỏ ăn vì nhớ mẹ ở rừng sâu.”

(PC 324)


- Những niềm vui nhỏ
- Những cậu bé ăn kem
- Thuật xử thế của người xưa - CHƯƠNG THỨ SÁU
- Điều đó rồi cũng qua đi
- Thuật Nói Chuyện - Chương 3
- Hư Hư Lục - Mối Tình Có Duyên
- Có hệ thống đức tin
- Những người sống quanh ta
- Khi gặp...
- Hư Hư Lục - Chiếc Áo Kỳ Diệu
- Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ III
- Ăn Trộm Dạy Con
- Người làm công kỳ lạ
- Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XV
- Hư Hư Lục - Chum Vàng Bắt Ðược
- Hy vọng
- Tình yêu và đôi cánh
- Lo lắng hay tìm cách không phải lo lắng là tốt
- Thầy Hai Liệu
- Con Ma
- Người ở trường
- Ngựa Nhà
- Hãy làm ngay!
- Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XXIV
- Quà tặng tình yêu của anh lính thủy
- Hư Hư Lục - Khi Thần Chết Ðến
- Những điều cuối cùng
- Hai thiên thần
- Hư Hư Lục - Khi Quạ Trổ Tài
- Con quái vật trong hang sâu
Total comments: 0 | Views: 1892
Category: Nghệ thuật sống | Added by: admin (21-04-2014) | | Rating: 0.0/0
| Tags: Джои Анса
Truyện mới đăng
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2017
- Thọ Khang Bảo Giám
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất 07/2016
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất 06/2016
- Dấu hiệu thời đại tháng 05/2016
- Tình hình Trái Đất
- Chuyện Mạnh Phu Nhơn
- Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên - 2
- Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên - 1
- Khuyên người trẻ
-Xem thêm-
Những câu nói hay
Sự vĩ đại của một con người không nằm ở sự giàu có của người đó, mà nằm ở tính chính trực và khả năng tác động tích cực đến những người xung quanh.
Khuyết danh
Tâm sự
Tâm sự số #1306 [1]
Tâm sự số #1275 [1]
Tâm sự số #1270 [1]
Tâm sự số #1258 [0]
Tâm sự số #1249 [1]
Tâm sự số #1233 [3]
Tâm sự số #1227 [4]
Tâm sự số #1219 [2]
Tâm sự số #1195 [3]
Tâm sự số #1183 [3]
Vote
Bạn có bao giờ bị người khác lừa đảo qua mạng chưa?
Tổng bình chọn: 170
Search
Liên kết
Copyright adnet.uCoz.com © 2010-2024
Powered by uCoz
Top