Cộng đồng
Anh NĂM Sư Huynh - 1
Hồi ký của AToanmt Tháng 4, 2008
1/- TRẢ NGHIỆP :
Sau 1975, một hôm trong khi tôi đang ở nhà Sư-Phụ, thì có 1 anh bước vào nhà, dáng vẻ như 1 nông-dân miền Nam chất-phát, kính-cẩn cung tay kiểu các võ-thuật gia : bàn tay Phải nắm lại, tay Trái xòe ra ôm nắm tay Phải và chào bằng giọng nói cà-lăm:
-“Dạ, em kính…kính… chào Anh Hai, kính…kính… chào mấy em…” Thầy tôi cười cười nói: -“Bộ bị Vợ đuổi nữa sao mà giờ này lại tới đây?” Anh ta lúng-túng gãi gãi đầu và đáp: -“Dạ…phải…tại…tại… Vợ đuổi nên em dzọt qua Anh Hai” (Tưởng cũng nên nói sơ đến các bạn là: Sư-Phụ của Môn-Phái mình dặn tất cả các Đệ-Tử gọi Ổng là “Anh-Hai”, như vậy ngoài đời không ai để ý, nhưng khi có điều gì phải viết Thư, thì trong trang đầu tiên phải gọi Ổng là “Sư-Phụ” hoặc Thầy. Vì thế, anh em chúng tôi, ai cũng đều gọi Thầy là “Anh-Hai” cả.)
Thấy tôi nhìn như có vẻ băn-khoăn, Thầy cười nói: -“Đây là “Chú Năm” sư-huynh của chú mày đó, còn đây là “Chú-Toàn” sư-đệ của chú mày…” Anh Năm lại 1 lần nữa cung tay vái chào tôi, khiến tôi lúng-túng, vì không quen kiểu bái chào đó, nhưng cũng đành cung tay xá lại. Lúc đó, Thầy tôi nói tiếp: -“Vợ đuổi, chắc bị bỏ đói rồi, thôi sẵn buổi, mấy tụi nhỏ đang dọn cơm kìa, chú Năm ngồi ăn chung luôn đi.” Anh Năm đáp” -“Dạ, nó hổng bỏ đói em, nhưng…nhưng..tại…tại nhà hết gạo!, nên nó đuổi em!”
Các bạn biết không, thời-điểm sau 1975, lúc đó xã-hội cưc-kỳ khó khăn về kinh-tế, đại đa-số là nhà nghèo, và tôi biết chắc là nhà của Sư-Phụ mình thường thường mua gạo từng “lít” một, vì thế, bữa cơm hôm đó, tôi chỉ ăn qua loa 1 chén cơm lưng-lưng, và làm bộ nói là mình mới ăn sáng ở Sàigòn, nên còn no, thực-sự, Tôi sợ không đủ cơm vì tôi thấy có thêm anh Năm mới vô ăn nữa. Nhưng không ngờ, sau khi ăn cơm xong, Thầy nói: -“Ê ! Chú Năm mày về nhà đi, bi giờ tới phiên Tao đuổi chú mày!” Anh Năm gãi gãi đầu nhăn-nhó nói: -“Anh Hai nói…nói… chơi hay nói thiệt?” -“Tao nói thiệt chớ nói chơi cái gì ! Cái xe đạp của chú mày dựng đằng trước bi giờ có thùng gạo cột lên rồi đó, thôi mau đem về cho Vợ con ăn đi!”
Tôi và anh Năm cùng ngoảnh đầu nhìn ra cửa: Đúng vậy, trên sau xe đạp của Anh Năm đã có cột 1 thùng thiết vuông, (loại thùng “Dầu Lửa” hồi đó, mà sau này mọi người thường dùng để đựng gạo). Lúc đó, thời gian chỉ trong 1 bữa cơm mà Chị Hai, không biết xoay-sở làm sao mà đã đi mượn được của hàng-xóm cả 1 thùng gạo, và âm-thầm đem cột lên chiếc xe đạp từ lúc nào rồi, thực là chuyện không ngờ! Và Tôi lẳng-lặng vừa xót-xa, vừa thấy thương quý gia-đình Thầy của mình vô cùng…Vì tôi biết, nhà Thầy tôi lúc đó nghèo lắm, chuyện giúp anh Năm hôm nay, phải nói là… “Lá Rách đùm Lá nát !!!” . Tôi bắt được cái ánh mắt vui mừng của anh Năm, lẫn với sự xúc-động của anh. Anh vội cung tay vái chào, cám-ơn Thầy rồi ra đạp xe đi ngay.
Tò-mò, tôi hỏi Thầy: -“Anh Hai à, Anh Năm này coi tướng-tá bự con khỏe mạnh quá, sao lại bị Vợ đuổi vậy?” Thầy đáp: -“Tội-nghiệp ! Nó đang bị hành-phạt đó, còn thêm 2 năm nữa mới hết.!” Thấy tôi nhìn Thầy bằng ánh mắt ngạc-nhiên, thầy tiếp:
-“Chú Năm này, trước khi theo học Thầy, đã học qua nhiều phái Võ, có lần thượng-đài trên sân Tinh-Võ, Chợ-Lớn, đã đánh gục 1 người, người này về nhà, bị nứt sọ mà chết. Sau qua học bên mình, bi-giờ bị “hành-phạt” để trả các “nghiệp” đó.” Tôi hỏi: -“Hành-phạt” ra sao hả Anh Hai?” Thầy đáp:
-“Chú Năm tự dưng sau 1 đêm ngủ dậy, được “Chư-Vị” dạy cho “Nghề thuốc” nên biết bắt mạch và hốt Thuốc Nam, và an Chay trường. Từ đó, hắn bỏ ruộng rẫy, bỏ nhà cửa, không lo làm gì hết, mà sáng sớm thức dậy, đem theo 1 cây Rựa phá rừng, 1 cây Mai đào đất, 1 lon cơm với muối ớt, rồi đạp xe đến chân Núi, gởi xe, leo núi đào Cây Thuốc từ sáng đến tối mới về . Ở nhà, chặt thuốc phơi đầy sân, đã vậy hễ rảnh thì đi xin giấy báo vể để dành gói Thuốc.
Hắn khám bịnh cũng như hốt thuốc cho tất cả mọi người hoàn-toàn miễn-phí. Ruộng rẫy, nhà cửa 1 tay Vợ phải lo hết. Vì đó, hễ trong nhà hết gạo, bà Vợ nổi nóng lên là la hét chú Năm, mà chú Năm biết mình không lo cho gia-đình, Vợ chửi cũng phải, nên Chú Năm nính nhịn và đi…kiếm “viện-trợ kinh-tế” từ Thầy hoặc huynh-đệ thân-thiết. Thầy biết chú Năm phải làm như vậy suốt 3 năm mới hết nghiệp.” Tôi rất ngạc-nhiên khi nghe kể về anh Năm nên hỏi tiếp:
-“Sư-Phụ, em thấy Anh Năm tuy bự con, vạm-vỡ, nhưng nói năng rất lễ-phép, không ngờ anh lại là 1 Võ-Sĩ.” -“Ừ, Chú Năm này ăn nói hiền-lành, và hắn cũng là người lễ-phép nhất trong môn-phái mình đó. Luôn-luôn nhỏ-nhẹ, kính Trên, nhường Dưới. Nhưng Võ học của hắn ngoài đời cũng khá lắm…” Tôi hỏi tiếp: -“Anh Năm học võ khá cao bên ngoài, sao lại vô theo mình vậy Sư-Phụ?” Thầy cười cười và nói: -“Chuyện của Chú Năm này, y như mình coi “Kiếm-Hiệp” vậy đó, sở-dĩ Thầy dạy hắn, vì hắn muốn học bên mình để rửa nhục cho Sư-Phụ dạy Thiếu-Lâm của hắn, đã bị 1 tên sư-đệ phản Thầy phá phách.”
(Quý độc-giả lưu-ý: Đây là hồi-ký, nên tác-giả bắt buộc phải đổiTên các nhân-vật trong chuyện, cũng như tên các Võ-Sư và Võ-Đường cho khác đi sự thật. Nếu có trùng-hợp, xin quý-vị thứ lỗi cho, đó chỉ là chuyện ngẫu-nhiên, ngoài ý muốn của Tác-Giả. Trân-trọng)
Thấy Tôi nhìn bằng ánh mắt dò hỏi, Thầy tiếp: “Hồi trẻ, Chú Năm và người bạn, Tao không nhớ tên gì, nhưng nó đi Lính Quân-Cảnh, nên cứ kêu nó là Cảnh cho tiện… cùng học Thiếu-Lâm trong 1 xóm nhỏ, nhưng không biết tại sao Cảnh lại bị Ông Thầy đuổi, sau đó, Chú Năm dọn nhà đi xa nên cũng nghỉ không còn theo học ở đó nữa. Bẵng đi một thời-gian, tình-cờ Chú Năm đi lính đổi đến vùng đó, nhớ người Thầy dạy mình ngày xưa, nên Chú Năm ghé thăm. Không ngờ cái võ-đường cũ trông rất tiêu-điều và chỉ có dăm ba học trò nhỏ, Chú Năm hỏi thì Ông Thầy già mới nói: -“Mày nhớ thằng Cảnh bạn mày không? Sau này nó trổ mã cao lớn lắm, còn bự con hơn mày nữa, tuần trước nó bận bộ đồ Lính vô đây, nói năng mất dạy, chọc tức mấy thằng đệ-tử nhỏ của tao. Tụi đàn anh cỡ mày và nó thì đi tứ-tán, còn lớp trẻ, làm sao đánh lại thằng Cảnh ?, vậy mà cũng có 2 đứa nhào ra đấu liều mạng, bị thằng Cảnh đánh nằm 1 đống !. Tao thì già rồi, sức yếu, tao biết chính tao cũng đánh hổng lại với nó, tao nghe nó học đánh Box trong Lính, rồi Taewondo, chưa kể là nó luyện Thiếu-Lâm do Chú Bác nó dạy nữa. Đánh gục 2 đứa nhỏ xong, nó tuyên bố là tháng sau Chú và Bác ruột của nó đều là Võ-Sư sẽ mở Võ-Đường Thiếu-Lâm tại trong Thị-Xã này, kêu gọi đệ-tử tao qua bên đó học, tao mới hiểu ngày xưa, khi nó qua học tao là tính ăn cắp “Nghề” vì biết cái lò Võ của tao lập ra lâu rồi, nên tụi nó tính phá để câu học-trò…
Tao nói: “Nó là cỡ đàn anh, nên thắng đàn em là chuyện thường…để Tao kiếm mấy thằng cỡ nó đấu mới xứng, ... Nó nói vậy tuần sau nó sẽ trở lại coi võ-đường mình có ai thắng nổi nó không? Tao tức lắm vì không còn thằng đệ-tử ruột nào còn ở trong xóm mình nữa để đấu với nó …”
Nghe Ông Thầy kể đến đó, Anh Năm tức quá nói: -“Bộ…bộ… thằng Cảnh bây…bây giờ giỏi lắm sao…sao… Thầy? để tui…tui đấu thử với nó mới được…” Ông Thầy già hỏi: -“Hồi đó mày học Tao đâu có bao lâu, sau này mày có học thêm ở đâu không mà đòi đấu với thằng Cảnh?” -“Dạ, con cũng..cũng có học chỗ này chỗ…chỗ… nọ ba…ba mứa, Thiếu-Lâm Bắc phái, Nam Phái có…có..đủ…” -“Đâu mày ra sân dợt 1 bài “tứ-trụ” cho tao coi.” (Tứ-trụ là bài quyền đánh 4 hướng, phải luyện Thiếu-Lâm kha-khá mới được dạy) Mấy trò nhỏ nãy giờ ngồi lặng im buồn thiu nghe Sư-Phụ mình nói chuyện với Đại-Ca, bây giờ liền vỗ tay và cùng nói: -“Đúng đó Sư-Huynh, Sư Huynh dợi 1 bài cho tụi tui học hỏi…” -“Đại-Ca đánh bài “ruột” ra nghen…” Thế là Anh Năm liền ra sân và đánh 1 bài quyền rất nhanh và đẹp, các đàn em vỗ tay quá xá, -“Chú mày đánh cũng khá, bài này mày học ở đâu vậy, giống bài “Ngũ-Độc Thần-Quyền" bên Bắc Phái phải không?” Anh Năm đáp: -“Dạ phải, bài này tui học ở Quận 5, Chợ Lớn…vậy mà ở lò Võ đó, tui cũng có lên Sân Tinh-Võ đấu mấy lần, lý-do: thi đấu lấy tiền đi nhậu…” Nhưng Ông Thầy già lắc đầu và nói: -“Vậy sao? Mà tao thấy cái “Cơ” của mày so với thằng Cảnh thì chỉ một sáu, một mười ! Mày còn thua nó tới 4 phần !.” Thấy Anh Năm nghe vậy nhìn mình với vẻ ngạc-nhiên dò hỏi, Ông Thầy mới nói tiếp:
-“Hồi nãy, sau cái đá “tảo-địa” (đá quét sát sân) mày xoay lưng để chuyển qua thế “Tiên-Tử Hiến-Đào” chậm và nhiều sơ-hở. Coi như cái lanh-lẹ mày thua. Còn mày coi góc sân xi-măng kia kìa, mày thấy chỗ nứt rạn không? Đó không phải do tụi nhỏ này tập, mà là do thằng Cảnh, trước khi ra về, nó dằn mặt tao bằng cách xuống “Trung-bình Tấn” dặm 1 cái nứt sân rồi còn nói: -“Ông ráng kiếm thằng đệ-tử nào có nội, ngoại lực cỡ tui đi”. Hơn nữa, mày đánh quyền, sức không đủ mạnh, điều-hòa hơi thở chậm, chứng tỏ nội-lực chưa đủ.” Nghe Thầy nói vậy, Anh Năm xìu luôn, ngồi buồn-bực khó chịu vô-cùng, anh hỏi: -“Thằng Cảnh nó…nó..hẹn… hẹn Thầy bữa nào nó trở… trở… lại đây vậy?” -“Bữa nay đây!, chắc nó cũng sắp tới rồi.” Anh Năm và ông Thầy cùng ngồi nhắc lại mấy anh em đã học võ giỏi coi họ bây giờ ở đâu, nhưng tính đi tính lại vẫn kiếm không ra ai là người có thể đấu lại được với tên Cảnh… Một lúc sau, có tiếng xe Honda chạy vào sân, anh Năm nhìn ra thì thấy thằng Cảnh rất hiên-ngang trong bộ đồ lính Quân-Cảnh, với cấp bậc “Thượng-Sĩ”, anh Năm cũng mặc đồ Lính, nhưng anh đi lính Tiểu-Khu, coi như lính…gác cổng với cấp-bậc Hạ-Sĩ mà thôi! Vì vậy, tuy đang tức, nhưng Anh Năm vẫn phải đưa tay lên trán chào theo kiểu nhà Binh, Cảnh cũng vội chào lại, bỡ-ngỡ nhìn anh Năm 1 lúc rồi nói: -“Ủa phải mày không Năm?, lâu quá rồi mới gặp…” Anh Năm hỏi liền bằng giọng cà-lăm : -“Ừ tao nè, tao..tao… mới chuyển…chuyển… về Tiểu-Khu ở đây, nên…nên… tới thăm Thầy, mà…mà…mà sao mày tệ quá dzậy, mày…mày… tới quậy ổng làm chi?” (từ đoạn này trở đi, Mình xin viết bình-thường mẩu đối-thoại của Anh Năm, vì viết kiểu “Cà-Lăm” của Anh Năm…mỏi tay quá !) Cảnh cười khẩy và đáp:
-“Tao đâu có quậy cái gì, tại tao thấy ổng già rồi, còn dạy Võ cái gì nữa, nên tao tới cho ổng hay là Chú, Bác của tao…tuần sau sẽ khai-trương Võ Đường Song-Hùng trong Thị-Xã này…, ai dè mấy thằng nhỏ ở đây cà-khịa, nên tao mới dạy cho tụi nó 1 bài học…mà thiệt ra, Ý tao cũng muốn nói Ổng già rồi, nghỉ đi, để người khác dạy.” Anh Năm cau mày nói: -“Sao mày nói kỳ vậy Cảnh? Dù gì ổng cũng đã là Sư-Phụ của tao với mày mà !” Cảnh trợn mắt hỏi lại: -Sư-Phụ cái gì?, hồi đó Ổng đuổi tao, không thèm dạy Tao nữa, mà chính mày cũng đâu có học ở đây được bao lâu đâu mà nói?” Anh Năm thở ra rồi nghiêm giọng nói: -“Tao thì nghĩ khác mày, “Nhất tự vi Sư, bán tự cũng vi Sư” ai mà tao có học qua, tao đều kính là Thầy, chuyện võ-đường này, mày đụng ổng, coi như là mày đụng tao rồi…” Cảnh nhìn Anh Năm 1 lúc rồi nói: -“Vậy bi giờ mày tính sao hả Năm? Bộ tao ngán mày sao? Chỗ anh em lối xóm cũ, Tao nói cho mày biết: Tao có tứ đẳng Thái-Cực-Đạo, luyện Thiếu-Lâm đến mức được “Tổng-Hội Quyền-Thuật VN” cấp giấy chứng-nhận “Võ-Sư” , được quyền mở Võ-Đường huấn-luyện võ-thuật VN đó. Mày nhắm mày qua nổi tao không mà nói?” Anh Năm gằn giọng: -“Mày nói vậy thì tao thua mày rồi, nhưng dù thua, tao cũng vì danh-dự của võ-đường này mà đấu với mày 1 trận.” Cảnh cười ha hả: -“Vậy tốt quá, tuần sau, ngày khai giảng Võ-Đường Song-Hùng, mày tới thượng-đài với tư-cách đại-diện lò Võ này để đấu với tao đi, đừng lo, tao sẽ không nặng tay với mày đâu.” Anh Năm tức nói: -“Mày chờ đi, nặng nhẹ gì tao cũng tới !” Khi Cảnh ra về, Anh Năm nhìn thấy Ông Thầy Già tức đến ứa nước mắt, Anh cũng tức, Ông Thầy nói: -“Tuần sau mày lên đài là cho thằng Cảnh mần thịt đó. Nó nói mày đại-diện cho lò Võ của tao, nó sẽ đánh mày nhừ-tử trên đài luôn, để cho quan-khách thấy là Võ-Đường Song Hùng của nó là hay, và người ta sẽ cho con cháu tới học. Tao nghĩ chỉ có cách là mày trốn luôn, đừng lên đài đấu với nó, e bỏ mạng đó Năm.” Anh Năm đáp: -“Nó có đánh tui chết cũng hổng dễ, ít ra trước khi chết, thế nào tui cũng đánh được nó vài chiêu hiểm chớ…Để nguyên tuần này, tui ngày ngày tới đây, Ông chi cho tui luyện mấy miếng “độc” nghen ?” Ông Thầy lắc đầu: -“Một tuần hổng kịp học để đấu đâu, họa chăng là có Võ Bùa.!” Nghe nói vậy, Anh Năm liền sáng mắt ra mừng rỡ, anh hỏi: -“Ừ đúng rồi, nước này chỉ có Võ-Bùa là chơi được nó thôi, mà Thầy biết ai dạy Võ Bùa linh không ?” Ông Thầy lắc đầu đáp: -“Thầy Võ Bùa kín lắm, không ai nói ra, nên tao hổng biết, mày cứ ráng dọ hỏi thử coi?”
Anh Năm về, vội xin nghỉ Phép 2 tuần, và ngày nào cũng đi tìm Thầy Võ Bùa, có lần người ta chỉ đến 1 lò Võ, khi Anh Năm đến, thấy võ-sinh mắt nhắm mắt mở, miệng lâm-râm niệm chú, còn thân thì múa may đi đường quyền tạp-nhạp quá, anh ngẫm-nghĩ, “Võ Thần gì mà đánh kiểu này?” nên anh xin phép Ông Thầy cho anh đấu thử với “Võ Thần” quả như anh đoán, chỉ trong ba bốn chiêu là anh đá tên Võ-Sinh lăn cù xuống đất, và “Thần” của tên đó…đau quá… “Xuất” ra luôn, vì ...đánh không lại anh Năm ?!!! Hạ tên đó mà anh càng buồn, càng chán-nản hơn, vì Anh vẫn hy-vọng qua lời đồn-đãi là Võ-Bùa đánh hay lắm, ai dè lại chẳng thấy hay gì...Đêm đó anh về nhà, gác tay lên trán, thở ngắn than dài mãi mà không ngủ được, đến nỗi bà Vợ của anh thấy vậy, nổi cơn ghen lên hỏi: -“Bộ ông mới gặp con nhỏ nào rồi hả?bi giờ nhớ nó quá ngủ hổng được phải không ?” Anh đành kể ra chuyện muốn trả thù cho Thầy mà không được. Không ngờ sau khi nghe anh kể, chị Năm…cười toe nhẹ…bụng vội nói: -“Dzậy mà mấy bữa nay ông cứ nhăn nhăn, lầm-lầm lì-lì hổng nói cho tui nghe, làm tui lo Ông bịnh tương-tư mấy con nhỏ trong Quán Bia Ôm chớ !!! Ông biết không, cái lò Võ Bùa mà hồi sáng ông đánh thắng đó, là lò dởm ! Thầy Võ Bùa cũng có Thầy cao, Thầy thấp, Thầy sịn, hoặc Thầy học lóm chớ ! Thằng Út em tui đó, nó học ông Thầy này hay lắm, sáng mai ông chạy tới nhà thằng Út kêu nó dắt vô gặp Sư-Phụ của nó là xong, có gì đâu mà lo !” Sáng sớm hôm sau, khi Anh Năm chạy vô nhà Thằng Út hỏi, thì thằng Út lắc đầu nói: -“Anh Năm hỏi chuyện này tui thấy khó quá, thứ nhứt là Sư-Phụ tui kén đệ-tử lắm, hổng phải gặp ai cũng dạy. Thứ hai là học “cái này” hổng cho đánh trước, hổng cho thi đấu Võ-đài, nếu mà anh có học được, lên đài đấu là bị “Thần” trói tay mình, cho người ta đánh…phù Mỏ luôn, “lỗ Mũi ăn Trầu, cái Đầu xỉa Thuốc”! đó ! hổng được đâu !”
(Các Bạn biết không, thực ra, hôm đó,Thầy tôi chỉ kể tóm-lược sơ-sơ về Anh Năm cho tôi nghe, nhưng vì chuyện “học Võ trả thù cho danh-dự” của Thầy, nghe rất hay và giống như trong tiểu-thuyết “Kiếm-hiệp”. Trong lúc thời buổi kinh-tế khó-khăn, chỉ vì đồng Tiền mà đa-số người ta hay dễ dàng quên hết những gì là… “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” do đó, tôi rất lấy làm thú-vị, nên 2 năm sau, trong lần Tôi cùng anh Năm lặn lội suốt từ Núi Bà-Đen xuống tận Trà-Vinh, dọc đường, tôi đã hỏi lại anh từng chi-tiết về việc anh gia-nhập Môn-Phái. Tôi kể lại sau đây để các bạn theo dõi tiếp.) ....
Anh Năm nghe xong cười xòa nói: -“Chú Út à, Anh biết là Sư-Phụ của chú kén đệ-tử, nhưng Chú dám bắt cá với Anh hông? Chú cứ dẫn Anh tới gặp Sư-Phụ đi, nếu ổng hổng chịu dạy, Anh bao chú 1 chầu nhậu, còn nếu ổng chịu dạy, Anh cũng bao chú nhậu, mà còn cho chú mượn xe Honda của Anh chạy chơi 3 ngày nữa, chịu hông?” Dĩ-nhiên là chú Út không thể từ-chối cái đề-nghị quá hấp-dẫn của anh Năm, nên để Anh Năm lấy chở đến nhà “Ông Thầy”. Khi xe chạy ngang qua 1 cái quán thấy mùi Phở, mùi Hủ-Tíu hấp-dẫn, Anh Năm “lịch-sự” hỏi theo kiểu “mời lơi” vì anh nóng lòng đến gặp Thầy cho sớm, anh hỏi: -“Chú Út đói hông? Đói thì ghé vô ăn ?” Không ngờ Chú Út cười thật tươi và nói: -“Sáng sớm, tui đang còn đang ngủ, Ông tới réo tui thức, có kịp ăn cái gì đâu, bi giờ đang đói thấy mồ.” Thế là cả hai ghé vào quán ăn Hủ-Tíu, nhưng khi vừa xuống xe, đã có 1 thanh niên đi đến nói: -“A, Anh Út đi ăn sáng hả ?, lại ngồi chung bàn với tui nè” hắn nói xong quay nhìn Anh Năm và nói:- “Chào Anh…” Chú Út bèn giới thiệu: -“A Tý hả, đây là Anh Năm, Anh Rể bà con của tui” Chàng thanh niên tên Tý xum-xoe hạ giọng nói: -“Vậy sao, tui mời 2 đại-ca vô ăn sáng luôn, tướng Anh Năm bự con quá, chắc Võ giỏi lắm?” Anh Năm chỉ cười mỉm và theo Tý vào bàn ngồi, tên Tý nói tiếp: -“Anh năm biết hông? Tui có học “Thần-Quyền, từng “khai đao” 3 lần, vậy mà đụng tới Anh Út đây tui bị thua, nên kết làm anh em luôn đó.” Anh Năm ngạc-nhiên hỏi: -“Chú em nói “khai-đao” là làm sao? Tý hỏi lại: -“Ủa Anh Năm hổng biết à?” vừa hỏi hắn vừa nhìn Chú Út. Chú Út bèn nói: -“Anh Năm học “Võ ngoài” hổng có học giống bên mình nên hổng biết. Sẵn vậy, chú mày nói cho anh nghe luôn đi.” Tý tiếp: -“Anh Năm biết hông, tui học “Thần Quyền” khi luyện có Thần nhập vô mình, đánh võ dữ lắm, khi thấy khá rồi thì Sư-Phụ mới cho “khai đao” nghiã là dùng con “Dao Phay” lớn và bén ngót y như con dao chặt xương của thằng cha chủ tiệm đang chặt thịt Bò nấu Phở kia kìa...tui cởi trần, niệm chú rồi đứng cho “Sư-Huynh” chém ngang ngực 1 dao thiệt mạnh, vậy mà ngực hổng bị đứt chút nào hết, chỉ có 1 sọc trắng nổi ngang ngực tới mấy bữa mới tan mà thôi...” Nói xong Tý cúi xuống ăn hủ-tíu tiếp, Anh Năm ngạc nhiên hỏi thêm: -“Bị chém hổng đứt, nhưng chú mày về có bị đau, bị tức ngực gì không?” Tý cười hề hề: -“Hổng có bị cái gì hết ráo, dzậy mới hay chớ, mà tui “khai đao” tới 3 lần vậy đó, vẫn phẻ re như...Trâu luôn!” Anh Năm vừa ăn vừa ngẫm-nghĩ, nên lại hỏi: -“Vậy chớ chú có bao giờ dùng “Thần Quyền” đánh thắng mấy người biết Võ hông?” Su cười toe đáp: -“Có chớ, tui cũng từng đụng ...lai-rai mấy tay có Võ, mà luôn luôn thắng, tui đã đánh té 1 đai-đen Tae-Won-Do trong vòng 10 phút hè...” Anh Năm cười hỏi tiếp: -“Nếu vậy, chú em cũng giỏi quá, sao hồi nãy lại nói chú thua Chú Út?” Tý nghiêm hẳn mặt lại trả lời: -“Môn Phái tui học khác với Môn Phái của Anh Út, có lần tui với Ảnh đụng độ, ra sân thách đấu, tui hổng biết Anh Út làm phép gì mà tui niệm “cầu Tổ” hoài, hổng có ai nhập vô tui đánh đấm gì hết, trái lại tay tui nặng như đá, dở hổng lên. Anh Út hỏi tui chuẩn-bị rồi chưa, ảnh đếm 1, 2, 3 xong, đá tui 1 cái lăn cù đau quá mạng, tui bái Ảnh làm “Đại-Ca” luôn, đang chờ bữa nào anh dắt tui vô theo học Môn-Phái của ảnh đó.” Nói đến đây, Tý nhìn Chú Út cười cười tiếp: -“Vậy phải hông Đại-Ca, bữa nào cho em tới gặp Sư-Phụ của Đại Ca nghen?” Chú Út cũng cười đáp: -“Từ từ chứ mạy, tao phải coi giò coi cẳng của mày trước rồi mới dắt tới gặp Sư-Phụ chớ, thôi bi giờ tao và Anh Năm phải đi công chuyện gấp đây...” Dĩ nhiên là Tý mau mắn dành trả tiền ăn sáng hết, đã vậy còn mua thêm gói thuốc Capstan nhét vô túi áo cho Chú Út nữa. Phần Anh Năm sau khi nghe như vậy, anh cảm thấy vừa mừng vừa xôn-xao trong bụng...Cả hai ghé chợ mua chút hoa quả và 1 bó Nhang rồi mới chạy xe đi tiếp. Khi vừa dắt xe vào sân nhà “Ông Thầy”, Chú Út khẽ nói: -“Anh Năm, bà đang quét sân là “Bà Thầy” đó…” Nói xong Chú Út đổi giọng nói lớn hơn: -“Chị Hai ơi, khỏe hông ? tui nè, Anh Hai có nhà hông dzậy Chị ?” -“Ủa, Chú Út hả, còn ai đi với chú vậy? -“Dạ đây là Anh Năm, ông xã của chị Năm tui, ảnh làm việc ở ngoài Tiểu-Khu...” Anh Năm cũng vội dỡ nón xuống và nói: -“Dạ chào Chị Hai…” Chị Hai nhìn Anh Năm 1 chút rồi nói: -“Vậy mà tui tưởng ai đâu ở xa tới, vì hồi nãy, Anh Hai ảnh bắc ghế ngồi ngoài hàng ba này, tui hỏi sao sáng nay ông không đi uống cà phê, mà ngồi đón ai vậy?” -“Ổng nói có khách phương xa tới…nhưng được 1 lát rồi ổng lại nói: “Hai thằng này lo ăn hủ-tíu rồi, thôi tui đi uống cà phê đây…” Ổng mới đi chừng 5 phút hà...” Anh Năm ngạc-nhiên hỏi: -“Dạ thưa Chị Hai, Anh Hai có nói chừng nào dzìa hông vậy?” -“Úi cái Ông này ai mà biết được, ổng đi “không chừng không đỗi” lắm, nhiều khi ra uống cà-phê mà gặp ai có bịnh lôi ổng đi luôn, tới tối mới về, có khi gặp đệ-tử mời ổng đi đây đi đó miết luôn, riết rồi tui cũng hổng biết đường nào mà mò nữa. Mà tui coi bộ Chú tính tới xin học phải hông?” Anh Năm gãi tai nói: -“Dạ, tui tính đến bái Sư…mà bây giờ hổng biết chừng nào mới gặp được Sư-Phụ đây, thôi Chị Hai cho tui gởi hoa quả này cúng trước nghen., khoảng trưa hoặc chiều tụi tui sẽ quay trở lại.” Chị Hai nói: -‘Ừ, như vậy cũng được, nhưng Chú Út thử chạy ra cái quán Cà-Phê ở “Ngã tư” coi có gặp ổng không? Ổng thường uống càphê ở quán đó.” Thế là Anh năm và chú Út vội phóng xe ra quán “Ngã-Tư” gần nhà “Ông Thầy”, Anh Năm nói: -“Chú Út à, mình vô đây uống càphê một lát đi, nếu Ông Thầy có về, đi ngang qua mình sẽ gặp, mà Chú có nghe bà Thầy nói không? Bả nói Ổng biết tụi mình đi ăn Hủ Tíu, nên mới không chờ mình. Hổng lẽ Ông Thầy của chú Út ngồi nhà mà thấy được ở xa sao? Chuyện khó tin quá...” Chú Út cười đáp: -“Ừa, mà Tại anh không biết chớ nếu sau này anh vô “môn-phái” rồi, anh sẽ thấy còn nhiều chuyện lạ khó tin hơn nữa.” Vừa nhâm nhi ly cà-phê vừa ngẫm nghĩ 1 lúc, Anh Năm lắc đầu nói tiếp: -“Ngồi nhà mà thấy tụi mình ăn hủ-tíu ở xa...khó tin thiệt, có khi con cháu gì của ổng hay đệ-tử ổng đi ngang quán thấy Chú Út ngồi, nên tình-cờ về nhà nói cho Ổng nghe thì sao? Thời buổi này mà nói chuyện thần-thông kiểu Tề-Thiên, tao nghe không lọt lỗ tai chút nào đó Út.” Nghe anh Năm nói vậy, Chú Út hốt-hoảng nói ngay: -“Trời trời, Anh Năm đừng nói bậy-bạ nghen, kẻo Sư-Phụ ổng nghe được thì anh hết học luôn. Tại nào giờ anh không biết đến giới Thần Quyền, nên anh chưa gặp các chuyện giống chuyện “Tề Thiên” đó... tui còn biết một ông Sư ở tuốt dưới Hóc-Môn cũng có nhiều “Phép” lạ lắm, để tui kể cho anh Năm nghe nghen ?” -“Nếu chuyện có thiệt thì kể, còn chuyện “nghe kể lại” tao hổng tin đâu !” Chú Út trợn tròn mắt nói: -“Bộ anh nghĩ tui nói dóc sao? Ông Sư này tui có gặp rồi! tại lâu lâu có bạn bè rủ tui xuống Hóc-Môn đá Gà Đòn, tui có nghe là tại 1 cái Chùa nhỏ, chỉ có 1 Ông Sư trụ-trì và 1 chú Tiểu, chú Tiểu thường ra ngoài kể rằng Ông Sư đó lạ lắm, mỗi lần nói chú Tiểu đem Dưa hấu hoặc trái cây gì đó đã cúng trên bàn Phật xuống, khi thì biểu chú tiểu xẻ 5, xẻ 6, hoặc xẻ 8, là ngay sau khi xẻ bao nhiêu miếng Dưa, thì rốt cuộc có đúng bấy nhiêu người đến ăn đó. Cho nên có một lần xuống Hóc-Môn, tụi tui 3 thằng rủ nhau ra chợ mua 1 trái Dưa Hấu lớn, đem vô chùa cúng, rồi đi đá Gà, hẹn là tới chiều về sẽ ghé lại Chùa, vì chùa nhỏ, nên buổi chiều thường vắng y như “Chùa Bà Đanh” không có ai hết ngoài Ông Sư và Chú Tiểu. Nhưng trước khi tới Chùa, tụi tui đã tính trước: 3 thằng, cộng Chú tiểu, cộng Ông Sư là 5, tui rủ thêm 1 thằng bạn nữa, dặn nó là đậu xe Honda cách 1 ngã tư ngoài đường chờ tụi tui vô trước 5 phút rồi mới chạy vô sau. Coi coi Ông Sư xẻ mấy miếng Dưa?...” Nói đến đây, chú Út ngưng kể để uống miếng càphê, Anh Năm bèn nói: -“Chuyện cũng hơi lạ, rồi Ông Sư đó đã xẻ mấy miếng vậy?” -“Xẻ 7 miếng !” Anh Năm cười khà khà: -“Vậy là trật lất rồi, 5 người thêm 1 thằng vô sau là có 6 hà.” Chú Út cũng cười và kể tiếp: -“Khi tụi tui vừa bước vô Chùa, thì Ông Sư cười hề hề nói: “Trái dưa mấy chú mua hồi sáng ngon ghê, đỏ lắm, Thầy mới biểu thằng nhỏ xắt bên cái Trái ở đằng kia kìa, mấy chú qua ăn với Thầy cho vui nghen...” Nghe vậy tui đi lè lẹ qua phía cái Trái bên hông Chùa liền, thấy chú Tiểu đang xắt Dưa, tui lại gần hỏi nhỏ: -“Ổng biểu xắt làm mấy vậy chú?” -“Mô Phật, dạ xắt 7 miếng, mà xắt lẻ làm tui khó chia cho đều quá...” Nói tới đây thì Ông Sư cùng với 2 thằng bạn cũng vừa tới sau lưng tui. Mọi người cùng ngồi xuống cái bàn tròn, nhưng chưa có ai dám cầm Dưa ăn trước Ông Sư, tui thì muốn ăn gấp để thấy là Ổng tính sai, nhưng Ông Sư bỗng chỉ ra quanh Chùa rồi nói: -“Mấy Chú thấy chỗ này ngồi tốt hông, nhờ bóng của mấy cây Vú-Sữa và hàng Dừa cao, nên ở đây gió mát và yên-tĩnh lắm.” Vừa lúc đó có tiếng xe Honda trước sân Chùa, và giọng thằng bạn tui lồng-lộng: -“Ê.. Út có trong Chùa hông dzậy?” tui liền trả lời: -“Tao ở bên Trái phía sau Chùa nè, sẵn Dưa mới xẻ, mày vô ăn luôn nghen.” -“Ừ, để tui vô Chánh Điện lạy Phật rồi tới liền”. Nghe vậy tui lấy làm lạ vì tui biết cái thằng này ít khi nó lên Chánh-Điện lạy Phật lắm, vô Chùa là nó nhào ra phía sau chỗ mấy bàn ăn coi có món gì “thỉnh” được vô bụng thì “thỉnh” liền không khách-sáo...Vậy mà mấy phút sau, nó xuất hiện trước tụi tui cùng với 1 con nhỏ bận áo bà-bà tím che nón phía sau có vẻ mắc-cở, tui mới hiểu ra là tại nó đi với “Bồ” nên mới làm bộ hiền lành lên lạy Phật. nó nói: -“Dạ Chào Thầy, chào mấy Huynh, đây là Cô Hồng, bạn tui, sẵn dịp đi ngang đây nên vô Chùa lạy Phật.” Nghe nó nói, tui chưng-hửng, còn Ông Sư cười khà khà tiếp: -“Hay quá, Dưa xẻ vừa đúng 7 miếng vậy mời Chú em và cô bạn ăn luôn cho vui, mỗi người 1 miếng nè.” Sau đó, trên đường về, tui hỏi thằng bạn: -“Tao biều mày đậu Honda, chờ tụi tao vô 5 phút rồi chạy theo, mà sao mày chở thêm con bồ mày vô vậy?” -“Tao đang đứng lóng ngóng, bỗng gặp con Hồng, nó hỏi tao đậu xe chờ ai vậy, mà trước tới giờ, con nhỏ này “chảnh” lắm, tao rủ nó đi uống nước hoài mà không bao giờ nó chịu cho tao chở đâu...vì thế tao mới kể nó nghe vụ Ông Sư xẻ Dưa, và tao rủ nó đi theo, vì ai dè ông Sư hay thiệt, tính đúng bon luôn.” Anh Năm gật gù nói: -“Kể ra cũng hay, nhưng cũng có thể Ông Sư đó “hên”, nên tình-cờ xuất hiện cái Cô Hồng đó, cho nên thành 1 chuyện ngẫu-nhiên thôi.” Chú Út cười cười móc túi lấy cái hộp quẹt (Bật lửa) Zippo mồi điếu thuốc hút, rồi chỉ chỉ vào cái Hộp-quẹt Zippo, nói tiếp: -“Chưa hết chuyện mà Anh Năm, để tui kể tiếp nè: Sau lần ở dưới Chùa Hóc-Môn đó, tui về trên này, gặp bữa bạn bè rủ đi nhậu tại nhà của bạn nó, đêm đó có nhiều người lạ, tui nhậu sỉn, khi về nhà mới biết là mất cái hộp quẹt Zippo này, tui tiếc lắm...” Anh Năm cười nói: -“Tưởng cái gì, chớ ba cái đồ quỷ đó, ra Chợ Trời khu bán đồ Lính Mỹ, có thiếu gì.” Chú Út tiếp: -“Tui biết, Chợ Trời có bán, nhưng đâu có rẻ Anh Năm, hơn nữa cái của tui có Khắc nguyên hình con Ó, anh coi nè, đẹp hông?” Anh Năm cầm lấy xem và hỏi: -“Vậy là cái này, Chú đã tìm lại được hả?” Chú Út cười thật tươi đáp: -“Anh Năm kéo cái ruột hộp quẹt ra coi đi, có chữ của Ông Sư Hóc-Môn viết ở trong đó !” Ngạc-nhiên, Anh Năm kéo cái vỏ ra, thấy 1 miếng giấy màu hồng nho nhỏ, nằm ngang qua phần miếng đệm chỗ đổ xăng, cạnh cái ống chứa đá lửa. Anh mở ra mới biết không phải giấy hồng, mà là do chữ viết trên giấy bằng mực viết Bic Đỏ, có lẽ hơi xăng đã làm mực lan ra làm hồng cả mảnh giấy, nhưng Anh Năm vẫn còn đọc được những chữ viết nhỏ và rõ đẹp như sau: “Chú Sơn lấy lộn của Chú Út, đến hôm nay ngày Rằm, lúc 8 giờ sáng, thay đá lửa, gặp giấy này, đem trả Chú Út đi.” Thấy Anh Năm lẳng-lặng nhìn tấm giấy, Chú Út cười nói: -“Anh Năm biết không, ngay bữa mà tui gặp Ông Sư xắt 7 miếng Dưa đó, khi đang ăn, Ổng hỏi mượn tui cái hộp quẹt này để thắp cây đèn dầu bị gió thổi tắt trên bàn Thờ. Tui đưa cho ổng mượn, chắc đó là lúc ổng lén bỏ tấm giấy này vô cái Hộp quẹt. Sau đó từ chùa Hóc-Môn về trên này khoảng 100 Cây-số, tui đi nhậu lung tung chỗ, bị thằng bạn của bạn tui là Sơn, trong lúc sỉn đã lấy cái hộp quẹt của tui bỏ túi. Nó không biết tui và tui cũng không biết nó, khi nó tỉnh rượu, cứ việc xài cái hộp quẹt một cách...vô-tư, thoải mái. Cho đến khi thay đá lửa, đọc tấm giấy, nó mới sợ, chạy đi hỏi thăm bạn nó về tui, rồi kiếm tui để trả lại cái hộp quẹt này. Anh Năm thấy Ông Sư đó giỏi không?Tui bèn giữ nguyên tấm giấy trong cái hộp quẹt để làm kỷ-niệm đó....
Anh Năm hỏi: -“Vậy thì Ông Sư này hay thiệt...nhưng Sư Phụ của chú có biết Ổng hông?” Út cười : -“Biết chớ, vì tui có mấy ông Sư-Huynh nhà cũng ở gần Chùa, mấy ổng rước Sư Phụ xuống hoài, nên thỉnh thoảng cũng có ghé Chùa thăm Ông Sư đó...Nhưng có điều, hễ mỗi lần có Sư Phụ tui, là Ông Sư biểu xẻ Dưa sai hết ráo...nên Ông Sư thường nói: -“Ông cao quá, tui coi hổng thấu!” Còn Sư Phụ thì cười cười đáp: -“Tại thấy Sư vui tánh, nên tui cũng giỡn cho vui vậy mà, cao gì mà cao.....ha ha..ha..” Anh Năm vừa cười nhăn nhó, vừa liếc nhìn đồng hồ: -“Chít Cha, vậy là hồi nãy tao nói bậy bạ...kẹt rồi, bi giờ gần trưa mà hổng thấy Sư Phụ dzìa, thôi tụi mình quay lại nhà của Ổng mới được.!” Chú Út: -“Dậy sao, anh thấy ngán rồi hả? chưa đâu, vô học rồi còn thấy nhiều cái hơn nữa đó anh Năm.” Khi cả hai quay lại nhà Ông Thầy, anh Năm thấy “Bà Thầy” đang ngồi may áo trên cái bàn máy may nhỏ cũ xì. “Bà Thầy” nói ngay: -“Ổng chưa dzìa mấy Chú ơi, mà hổng biết tới chừng nào ổng mới dzìa nữa....” Anh Năm lúng túng gãi đầu nói: -“Dạ...dạ Chị Hai...thiệt ra tui có chuyện ngặt-nghèo lắm, rất mong được gặp Sư Phụ bữa nay, cầu giúp đỡ...Kẹt hồi sáng lỡ ăn Hủ Tíu mà trễ...bi giờ, Chị Hai làm ơn làm phước coi có cách nào liên lạc cho Ổng dzìa không Chị Hai...? “Bà Thầy” cười nụ cười chất-phác nói: -“Tui thiệt tình hổng biết làm sao mà giúp mấy chú...Ổng đi tùm lum, ai biết đâu mà kiếm...tui thì hổng biết phép tắc gì, chớ Ổng muốn kêu ai, Ổng chỉ đốt 3 cây nhang lên, lầm-thầm 1 chút là thế nào người đó cũng tới trong ngày...” Anh Năm mừng rỡ nói: -“Hay Chị Hai cũng đốt nhang rồi vái Ổng dìa đi...” “Bà Thầy” : -“Đốt nhang thì được rồi, nhưng phải biết câu Chú kêu dzìa mới được chớ! Mà tui có biết chú phép gì đâu ...” Lúc đó, bỗng Chú Út xen vô: -“Được rồi, tui có 1 câu chú , câu “Triệt Người về” vậy để tui đốt nhang nghen Chị Hai?” Chị Hai nghiêm mặt lại nói: -“Cái chuyện Ổng dạy mấy Chú, tui hổng biết, chú muốn làm gì thì làm, làm sao mà bị Ổng la thì ráng chịu !” Chú Út cười hì hì: -“Hổng sao đâu Chị Hai, tui nhớ rõ câu chú mà, hơn nữa, tui học câu này mà chưa xài lần nào, sẵn bữa nay, tui làm làm thử coi có “linh” hông...?” Thế là Chú Út thắp hương lên tất cả các bàn thờ trong nhà Sư Phụ, rồi chú chắp tay nhắm mắt, miệng lâm-râm niệm chú...Anh Năm và “Bà Thầy” đứng 1 bên theo dõi. Bỗng người Chú Út lảo-đảo, rồi Chú Út quỳ cái “bụp” xuống nền nhà, y như bị ai đạp cho 1 đạp vào lưng, chú đập đầu binh binh 1 hơi 3 cái rất nhanh xuống đất. Anh Năm còn đang ngạc nhiên thì “Bà Thầy” đã rối rít la lên: -“Rồi rồi, niệm bậy bạ bị phạt rồi...Để tui đốt nhang xin mới được.” Vừa nói, “bà Thầy” vừa nhanh nhẹn thắp hương và vái lạy. Lập tức Chú Út bên kia cũng dập đầy lạy, nhưng lần này lạy nhẹ nhàng chứ không mổ bụp bụp như lần trước. Xong Chú Út bước ra ngoài, mặt đỏ bừng, tay xoa xoa cái trán còn đỏ ửng và sượng sùng nói: -“Kỳ quá, tui mới niệm hai chữ đầu của câu chú là liền bị “Mấy Ổng” đạp cho 1 đạp, rồi nghe như ai nói: “Tên này hỗn thiệt phạt nó 3 lạy” tui hổng hiểu ra sao cả...” Anh Năm hỏi: -“Thiệt sao Út, mày nghe có tiếng người nói thiệt hả?” Chú Út trợn mắt: -“Tui nghe rõ ràng mà !” Nghe Chú Út nói xong, Anh Năm lẳng lặng tiến đến trước bàn Thờ, anh quỳ xuống, chắp tay và nhắm mắt 1 lúc, anh kính-cẩn bái lạy rồi bước ra sân. Chú Út tò-mò hỏi: -“Anh vái cái gì dzậy?” Anh Năm cười nghiêm nói: -“Tao thấy linh thiệt, coi chú mày quỳ cái bụp như bị ai xô vậy, nên tao đến thắp nhang tạ lỗi, và đồng thời cũng xin Chư Vị có linh thì giúp tao lòng thành cho được gặp Sư Phụ bữa nay...Vậy 2 đứa mình chỉ còn nước...ngồi đồng ở đây chờ luôn tới chiều nghen...?” Đằng trước và sau nhà Sư Phụ đều có sân, vườn rộng rãi, nhất là sau nhà, có rất nhiều cây Dừa cao, nên “Bà Thầy” nói: -“Mấy chú ra sau vườn cho nó mát, ra ngoài đó chờ “cầu may” coi Ổng có dzìa hông, Chú nào biết leo Dừa, thì cứ leo bẻ Dừa tự nhiên nghen, Dừa cao, mà trái ngọt lắm. ” Thế là 2 anh em lủi ra sau vườn, Chú Út đi vòng vòng ngắm-nghía chọn Dừa xong là rồi leo như khỉ, thoăn-thoắt bẻ Dừa. Khi chú Út còn đu đưa trên cây, thì có tiếng xe Honda ngừng phía trước, Anh Năm mừng rỡ vội đi ngay ra… Anh thấy 1 thanh niên dáng nho-nhã như 1 thư-sinh và cũng khoảng tuổi mình vừa ngừng xe trước cổng, anh không biết là ai, nhưng nghĩ chắc anh này cũng là học trò gì đó, nên Anh Năm khẽ gật đầu chào. Chàng thanh niên mới đến, vừa dựng chiếc xe Honda Dam cũ mèm xong, quay lại hỏi Anh Năm: -“Chú em tới kiếm Thầy hả?” -“Dạ tui kiếm Thầy Hai...” -‘Dzậy vô nhà ngồi đi.” Anh Năm còn đang ngỡ ngàng thì Bà Thầy đã chạy ra và nói: -“Ổng dzìa rồi hả, hên thiệt, tội nghiệp chú này và chú Út tới kiếm Ông từ hồi sáng tới giờ đó...à để tui ra sau vườn biểu chú Út bẻ thêm Dừa cho Ông uống nghen’ Nói xong là Bà Thầy biến vào sau Bếp luôn. Anh Năm gãi gãi đầu nói: -“Vậy Thầy là Thầy Hai ? sao mà tui thấy trẻ quá...” -“Ừ tại tui hổng biết lo nên lâu già, chú em tuổi con gì?” -“Dạ tui tuổi con...” -“Dzậy sao, dzậy tui lớn hơn chú huốt cả con Giáp một khúc lận” -“Trời, Thầy coi trẻ quá...” -“Thôi chú kêu tui là Anh Hai được rồi, đâu chú nói cho tui nghe chuyện gì mà tới đây đi.” Anh Năm mừng rỡ vội kể đầu đuôi câu chuyện của Sư-Phụ dạy Thiếu-Lâm và tên Cảnh phản Thầy ra cho Anh Hai nghe. Nghe xong, An Hai nói: -“Vậy chú muốn học để ít bữa nữa lên đấu võ-đài ? Mà từ hồi nào tới giờ, tui dạy học trò, không có cho 1 đứa nào lên võ đài cả...” Anh Năm nghe vậy thì luống-cuống, mới hả miệng, chưa kịp nói (vì ảnh cà-lâm, nên nói chậm...) thì Anh Hai đã tiếp: -“...Nhưng tui hồi nãy thấy chú Năm kể về Sư Phụ mà còn ứa nước mắt, xét ra thấy chú em cũng có cái Tâm “Tôn Sư Trọng Đạo” nên được rồi, tui sẽ dạy cho để gỡ danh dự cho Thầy. Chỉ có đều, trước khi dạy chú, tui cho chú biết là coi vậy mà học “bên này” khó lắm....” Anh Năm vội nói: -“Dạ, dù khó cỡ nào tui cũng sẽ ráng mà Anh Hai..” -“Phải Thề giữ Ngũ Giới Cấm như sau; KHÔNG LỬA THẦY PHẢN BẠN KHÔNG TÀ DÂM TỬU SẮC KHÔNG GIAN THAM TRỘM CƯỚP KHÔNG SÁT SANH, HẠI VẬT KHÔNG NÓI DỐI HẠI NGƯỜI, Đồng thời cũng phải Ăn Chay ít nhất một tháng 2 ngày. Trong ngày chay đó, chẳng những không Làm Ác, không Nói Ác, mà còn không được Nghĩ Ác nữa...có giữ như vậy thì mới đúng nghĩa là ngày Ăn Chay..." -“ Dạ tui sẽ ráng giữ được mà...” Thầy Hai trầm ngâm 1 chút, rồi xoè bàn tay bấm bấm các lóng tay, Thầy khẽ lắc đầu, làm anh Năm hơi lo, nhưng vẫn im lặng quan-sát...Một lúc sau thầy Hai nói: -“ Được rồi, tui sẽ dạy cho chú em, nhưng tui đã tính là sau khi chú học tui, chú sẽ bị nhiều khổ nạn trong vòng 3 năm đó. Đó không phải vì theo Môn Phái mà bị nạn đâu. Đây là “nghiệp” riêng của chú đã tạo từ 2 năm trước, chú đã vô tình đánh chết người !!! thay vì “nghiệp báo” sẽ kéo ra 10 năm sau, nhưng nay có duyên với tui, theo học, thì chú sẽ trả “nghiệp” sớm hơn, và trả nhanh hơn. Nhưng tui phải nói cho chú biết, chịu được thì học. Sợ chú không hiểu, thấy sau khi theo học mà sao lại bị xui quá, rồi oán-trách bậy bạ, mang thêm “khẩu nghiệp” nữa...chú hiểu ý của tui không ?” Anh Năm lặng im ngẫm-nghĩ những lời nói của Ông Thầy, và anh nhớ lại chuyện mình đấu trên sân Tinh-Võ năm nào, sau đó đối-thủ của anh về nhà bị chấn thương sọ não mà chết. Anh toát mồ hôi lạnh, anh nhìn lại Ông Thầy có bộ mặt trẻ măng đó, và bất chợt anh bắt gặp ánh mắt của Ông, 1 ánh mắt phát ra những tia sáng trắng, chói lọi, đến nỗi anh cảm thấy mắt của mình khó chịu, y như mình nhìn thẳng vào ánh nắng mặt trời, anh Năm bừng hiểu, và có 1 chấn-động nào đó trong nội-tâm khiến anh quỳ mọp xuống, dập đầu sát đất, anh lạy Thầy, bằng cả 1 sự vừa cung-kính vừa nể sợ. Có tiếng Ông thầy vang lên: -“Ủa, chú mày làm cái gì kỳ vậy ?, thôi ngồi lên đi, khi không mà lạy tui mần chi, bộ muốn làm tui tổn Thọ sao ?” Vừa lúc có tiếng chân của Bà thầy và tiếng cười oang-oang của Chú Út từ sau vườn bước vào, nên anh Năm vội ngồi lên. Chú út vừa cười vừa bưng ly nước dừa trao cho Thầy và nói: -”Anh Hai, anh đi uống càphê ở đâu mà kỹ quá, tụi em chờ mệt xỉu luôn...Anh uống nước dừa đi, em mới bẻ sau vườn... ” Ông Thầy nghiêm-nghị nhìn Chú Út rồi nói: -“Hồi nãy, ai biểu chú mày đốt nhang niệm chú dzậy?” Chú Út...hết cười: -“Dạ...tại em thấy anh Năm đang kẹt quá, mà sợ Sư-Phụ đi xa tới mai mới dzìa, nên em mới niệm chú “Triệt người về” để xin cho Sư-Phụ dzìa nhà cho sớm...” Ông Thầy hỏi: -“Rồi sao?” Chú Út gãi tai cười cười: -“Thì linh quá, nên bi giờ Sư Phụ dzìa rùi đó !!!” Ông Thầy lắc đầu nói: -“Chú mày thiệt bậy-bạ, tao dzìa là tại câu van vái năn nỉ của Chú Năm này, chớ đâu phải do chú mày đọc câu chú “Triệt người về” ? ...mà Chú mày có bị Hộ-Pháp đánh không ?” Chú Út xệ mặt xuống...hết cười: -“Dạ có, con bị 1 đạp té chúi nhủi luôn...mà sao kỳ dzậy Sư Phụ ?” -“ Chú mày hiểu chữ Triệt là gì không? Chú mày chỉ có thể dùng đối với người ngoài môn-phái, mà dùng cũng giới hạn, không dùng bừa bãi. Còn trong môn-phái, không thể dùng với những người cao vai-vế hơn mình. Nhất là dùng đối với Sư-Phụ, thì là phạm thượng ! hiểu chưa ? Mà hồi đó, ai chỉ cho chú mày câu chú đó vậy ? Sao lúc chỉ mà không dặn gì hết ?” Chú Út gãi đầu rồi xá dài: -“Dạ, cho em xin lỗi Sư Phụ...bài chú đó là Chú Tư dạy em” Ông Thầy lắc đầu, tiếp: -“Lại Chú Tư nữa, cái thằng này ẩu tả quá...Thôi, tối nay về nhà cúng và nhớ sám-hối là được rồi...mấy đứa phải luôn luôn nhớ rằng dùng Mật Chú, phải cẩn-thận và giới-hạn, không phải đụng 1 chút là lấy ra dùng bừa bãi đâu nghen.” Anh Năm và chú Út liền “dạ” và Anh Năm hỏi ngay: -“Dạ, Anh Hai, còn em bi giờ phải làm gì ?, vì tính ra còn có 5 ngày nữa là tới ngày thằng Cảnh thách đấu ...Em lo quá.” Ông Thầy trầm-ngâm 1 chút rồi nói; -“Được rồi, Chú em nói Chú Út chép cho 1 bài chú, “Pháp-Danh, Hội-Thượng -Phật”, cũng không dài lắm, chỉ có 1 trang giấy thôi, và 1 trang Giới Cấm, về nhà học thuộc lòng. Trưa mai mua lễ vật: Hương, Hoa, Trà, Quả đến đây Thầy làm lễ nhập-môn cho. Thôi hai đứa về đi và ráng học bài chú sao cho trưa mai phải thuộc lòng nghen.”
|
Total comments: 0 | Views: 1961 | |
|
|
|
|
Những câu nói hay | Hãy làm tròn mỗi công việc của đời mình như thể đó là công việc cuối cùng Khuyết danh Cuộc đời là do số mệnh an bài - Cầu xin làm gì Tế Công Hòa Thượng “Luôn có những bông hoa dành cho những người muốn nhìn thấy chúng.” Henri Matisse Bạn nên biết rằng hai chữ danh và lợi làm hại tất cả người đời. HT Tuyên Hóa Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm những thứ bạn đang có mà không thể mua được bằng tiền. Khuyết danh Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu. Nghĩa là điều nhỏ mà không nhẫn được thì cái mưu lớn ắt phải hư thiệt vậy. Khổng Tử Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch càng to lớn bấy nhiêu, Mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu. Sách Minh tâm bảo giám Thời gian sẽ trôi qua. Hãy để dòng thời gian cuốn trôi phiền não của bạn đi. Khuyết danh Một người chưa biết nói những lời nói dối đẹp đẽ thì người đó không bao giờ biết đến thế giới chân thực. A. France. Tất cả những gì chúng ta có là kết quả của những gì chúng ta nghĩ. Ý nghĩ là tất cả. Chúng ta nghĩ gì thì chúng ta trở nên như vậy. Khuyết danh Đứng dậy khi bạn ngã xuống, chiến đấu mãnh liệt hơn khi bạn trong thời khắc khó khăn, nỗ lực nhiều hơn khi bạn đau đớn khôn tả , để trở về khi không ai nghĩ bạn có thể làm được và ngẩng cao đầu trên bục vinh quang khi mọi người đang cố kéo bạn xuống đó là những gì làm nên một nhà vô địch. Khuyết danh Những điều ta không muốn, thì đừng làm cho kẻ khác. Luận Ngữ Binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì lại bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên. Lão Tử Sáng nào cũng vậy, khi tôi thức giấc tôi đều tin chắc sắp có sự việc thích thú xảy ra và không bao giờ tôi bị thất vọng Khuyết danh Đừng làm cho ai mất mặt… Khuyết danh Âm dương hòa vũ trạch giáng. Phu phụ hòa gia đạo thành. Nghĩa là khí âm, khí dương có hòa thì mưa nhuần rưới khắp. Vợ chồng có hòa thì Đạo nhà mới nên. Kinh Thi Người ta mà bỏ được những cái khôn vặt thì mới khôn lớn được. Khuyết danh Không có hành động tử tế nào, dù nhỏ, lại bị xem là lãng phí. Aesop Không nên mưu việc lớn với kẻ nói nhiều. Văn Trung Tử Muốn không hối hận về sau thì đừng khư khư về cách nghĩ của mình. Khuyết danh Hãy hạnh phúc với những điều nhỏ bé mà bạn đang có. Có những người… họ không có gì cả nhưng vẫn tìm được cách để mỉm cười. Khuyết danh Cách hoàn thành một việc gì đó là không phiền lòng việc ai sẽ được ghi công. Benjamin Jowett Thời gian quý giá hơn tiền bạc. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng bạn không thể có thêm được thời gian. Jim Rohn Đôi khi tình bạn còn lãng mạn hơn cả tình yêu. Khuyết danh Thật sự không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Chẳng lẽ khi bị chó điên cắn một phát, bạn phải chạy đến cắn con chó đó một phát? Khuyết danh Nụ cười luôn là liều thuốc tốt nhất, sự im lặng luôn là sự trả thù đáng sợ nhất, và TÌNH YÊU sẽ luôn là tất cả những gì bạn cần. Khuyết danh Ở đời khó gặp được nụ cười - đau khổ làm gì. Tế Công Hòa Thượng Tôi thường hối tiếc vì mình đã mở mồm chứ không bao giờ…vì mình đã im lặng Khuyết danh Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ Đức Phật Khi một người bạn mắc lỗi đừng… quên tất cả những điều tốt đẹp người ấy đã làm cho bạn. Khuyết danh Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm, đừng lừa dối chính mình. Khuyết danh Chớ có đi tìm của cải xa hoa, bởi vì nó chỉ đánh lừa bạn Khuyết danh Đừng để bất kỳ ai nói rằng bạn không thể. Kể cả người đó là tôi. Bạn có một giấc mơ và bạn phải bảo vệ giấc mơ và bạn phải bảo vệ giấc mơ của mình Khuyết danh Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng lại. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng. Cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của chết, mềm yếu, khiêm nhường là dấu hiệu của sống. Lão Tử Chỉ cần mỉm cười bạn sẽ phát hiện ra một điều rằng cuộc sống vẫn rất thú vị. Charles chaplin Sửa chỗ hỏng, che chỗ lạnh, đủ ấm thì thôi - bày vẽ làm gì. Tế Công Hòa Thượng Người khác giàu có là do tiền định - ganh ghét làm gì Kiếp trước không tu kiếp này khổ - oán trách làm gì Tế Công Hòa Thượng 1. Suy nghĩ ít lại, cảm nhận nhiều hơn 2. Bớt đi khó chịu, mỉm cười nhiều hơn 3. Nói ít lại, lắng nghe nhiều hơn 4. Xem ít lại, hành động nhiều hơn 5. Phán xét ít lại, chấp nhận nhiềuhơn 6. Phàn nàn ít lại, trân trọng nhiều hơn 7. Khuyết danh Hiểu biết giá trị của tiền bạc và luôn biết hy sinh tiền bạc vì bổn phận hoặc vì nhân nghĩa , đó là một đức hạnh thực sự. Senancourt Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Lão Tử Chữ nhẫn ví tợ thoi vàng, Ai mà nhẫn được, ấy vàng Trời cho. Ái Dân Khi bạn thức dậy vào mỗi sáng hãy nhìn vào gương và nở một nụ cười thật rạng rỡ bởi vì nụ cười là món quà thiêng liêng của cuộc sống. Khuyết danh Đừng bao giờ cố giải thích vấn đề của bạn với bất cứ ai. Bởi vì những người tin tưởng bạn sẽ không cần điều đó còn những người không thích bạn họ sẽ không tin lời bạn đâu. Khuyết danh Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội; Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn. Winston Churchill Buông một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu hư vọng nữa để biện hộ. Cần gì khổ như vậy? Khuyết danh Hạnh phúc... là cho, và sống vì người khác. Henry Drummond Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là phúc đức của bạn. Hôm nay, biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương ngày mai; biết bao nhiêu người đã trở thành phế nhân, biết bao người đã đánh mất tự do, và biết bao nhiêu người phải nước mất nhà tan. Khuyết danh Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Khuyết danh Đừng mua thứ hữu ích mà hãy mua thứ cần thiết Khuyết danh Con người sẽ hạnh phúc nếu họ quyết định mình được hạnh phúc. Abraham Lincoln Nói năng nên tránh tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán, đừng vạch lỗi người, nhờ đó, biến thù thành bạn. Khuyết danh Hãy đếm tuổi của bạn bằng số bạn bè chứ không phải số năm. Hãy đếm cuộc đời bạn bằng nụ cười chứ không phải bằng nước mắt. Count your age by friends, not years Count your life by smiles, not tears. Khuyết danh Trong phúc đã chứa sẵn mầm họa. Trong họa luôn chứa sẵn mầm phúc. Phúc càng lớn, họa càng lớn và ngược lại họa càng lớn, phúc càng lớn. Trong cái được có cái mất. Trong cái mất có cái được. Đó là tính hai mặt của phúc họa, được mất. Khuyết danh Người thiện thì không mắc lỗi nên không cần phải biện bạch, người nào phải biện bạch cho mình là người "không thiện". Lão Tử Tôi nhìn nhận về một tấm lòng rộng mở là thế này: Bạn cho đi tất cả những gì có thể, và bạn không hề cảm thấy mất mát gì. Winston Churchill Há có ai mà không gặp được thời vận của mình - nôn nóng làm gì. Tế Công Hòa Thượng Người không biết tươi cười sẽ không biết cách mở ra những cánh cửa. Ngạn Ngữ Trung Quốc Khổ đau trong tâm thần và về mặt tình cảm mà quý vị đang gánh chịu cũng tương tư như một người chỉ dẫn giúp quý vị trông thấy thái độ của mình là đúng hay sai. Tìm thấy ý nghĩa cho cuộc đời mà mình đang sống sẽ giúp lòng mình lắng xuống, hoặc giúp mình vượt lên trên những nỗi khổ đau đang gánh chịu, điều ấy có nghĩa là phải biến cải sự suy nghĩ trong tâm thức mình Đạt Lai Lạt Ma Người sáng suốt nghe đạo thì cố gắng mà thi hành, người thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tối tăm nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa ?! Lão Tử Khiêm tốn là gốc của cao quý Lão Tử Chúng ta bắt đầu từ việc nhận ra rằng mọi người trân trọng hạnh phúc và không ai muốn khổ đau. Nhưng sau đó là một sự sai lầm về đạo đức và khờ dại trong thực tế khi chỉ theo đuổi hạnh phúc cá nhân mà quên đi cảm xúc và nguyện vọng của những người xung quanh, bởi vì chúng ta đều là thành viên của một đại gia đình nhân loại. Cách hành xử đúng đắn là nghĩ đến người khác khi theo đuổi hạnh phúc của riêng mình. Đức Đạt Lai Lạt Ma Chuyện thị phi cuối cùng sẽ sáng tỏ - phân biện làm gì Ai thường gìn giữ ( đạo lý) thường vô sự - trách móc làm gì Tế Công Hòa Thượng Người khách ly hương lâu ngày, khi từ phương xa trở về yên ổn được bà con thân hữu đón mừng thế nào, thì người tạo phước-nghiệp cũng vậy, khi từ cõi đời này sang cõi đời khác, phước nghiệp của họ là kẻ thân hữu đón mừng họ. Kinh Pháp Cú Sự thật: Một tỷ trẻ em trên toàn thế giới sống trong cảnh nghèo đói. Theo tổ chức Quỹ Nhi Đồng Quốc Tế, 22,000 trẻ em chết mỗi ngày vì nghèo đói. Khuyết danh Đừng nên có thái độ bất mãn người khác hoài. Bạn hãy quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính mình. Khuyết danh Khi bạn biết đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, người khác sẽ dễ hiểu ra vấn đề. Khuyết danh Những thứ bẩn thỉu thực sự không phải ở bên ngoài mà ở bên trong, nằm trong những trái tim của chúng ta. Chúng ta có thể gột sạch vết nhơ với nước nhưng chỉ có duy nhất một thứ chúng ta không thể xoa bỏ là hận thù và mục đích xấu đang gắn chặt trong tim chúng ta. Khuyết danh Trở ngại to lớn nhất của hạnh phúc là luôn trông chờ một hạnh phúc khác lớn hơn. B.L.B De Fontenelle Được chỗ tiện nghi thì cũng mất tiện nghi - tham lam làm gì. Tế Công Hòa Thượng Ai cũng phải không thích một phần nào đó trên cơ thể của mình, nhưng tôi thôi than phiền về nó bởi vì tôi không muốn phê bình kiệt tác của tự nhiên. Công việc của tôi đơn giản là tìm nơi tỏa sáng kiệt tác của mình. Martin Luther King Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả. Lão Tử Tới chỗ chẳng cầu, sẽ hết lo. Biết chuyện càng ít, bớt phiền não. Khuyết danh Ngàn vàng dễ được; Lời tốt khó tìm. Khuyết danh Cười để cho mọi người biết rằng ngày hôm nay bạn mạnh mẽ hơn ngày hôm qua rất nhiều. Khuyết danh Đức Phật dạy: "Đối với tiền của và sắc dục, người ta không bỏ được; ví như có chút mật dính trên lưỡi dao, chẳng đủ cho một bửa ăn ngon, đứa bé liếm lấy ắt mắc cái họa đứt lưỡi." Kinh Bốn Mươi Hai Chương Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti Đức Phật Chúng ta không cười vì chúng ta hạnh phúc – chúng ta hạnh phúc vì chúng ta cười. William James Việc tốt là do tâm khởi đầu. Việc xấu cũng từ tâm khởi đầu. HT Tuyên Hóa Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công. Khuyết danh Khi bạn ganh tị với những người thành công, bạn tạo ra một lực hấp dẫn tiêu cực đẩy lùi bạn ra khỏi những việc bạn nên làm để thành công. Khi bạn ngưỡng mộ những người thành công, bạn tạo ra một lực hấp dẫn tích cực kéo bạn ngày càng đến gần với con người mà bạn muốn trở thành. Brian Tracy Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực. Khuyết danh Người giàu có là người không thích chiếm tiện nghi. Người chân chính phú quý thì không thích chiếm thượng phong, lấn át người khác. Kẻ nào thích chiếm thuợng phong thì kẻ ấy mới thật là nghèo nàn. HT Tuyên Hóa Hãy cám ơn kẻ thù của quý vị vì họ là những vị thầy quan trọng nhất của mình. Họ tập cho quý vị đương đầu với khổ đau và phát huy sự nhẫn nhục, sự bao dung và lòng từ bi. Họ không chờ đợi bất cứ một sự hồi đáp nào. Đạt Lai Lạt Ma Vật bén nhọn thì dễ gẫy. Giữ cho chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; con dao cố mài cho bén thì lại không bén lâu. Nghèo hèn chính là gốc của giàu sang. Vàng ngọc đầy nhà [kim ngọc mãn đường], sao mà giữ nổi ? Nên biết khi nào là đủ [tri túc]. Giàu mà kiêu căng, khoe khoang là tự rước họa vào thân. Lão Tử 5 QUI TẮC ĐƠN GIẢN ĐỂ HẠNH PHÚC Giải phóng trái tim khỏi hận thù Giải phóng đầu óc khỏi lo âu Sống đơn giản Cho đi nhiều hơn Tham vọng ít đi. Khuyết danh Ngày hôm qua chỉ là cảnh mộng, và ngày mai chỉ là một giấc mơ. Nhưng ngày hôm nay sống tốt sẽ khiến mỗi ngày qua là giấc mơ hạnh phúc, và mỗi ngày mai là giấc mơ hy vọng. Khuyết danh Mất tiền là mất mát lớn; Mất bạn lại là mất mát lớn hơn nữa; Mất niềm tin là mất hết. Eleanor Roosevelt Ở thế gian này, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi trừ được hận thù. Đó là định luật ngàn thu. Kinh Pháp Cú Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu Đức Phật Dù ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được và biết trân quý mạng sống của mình. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với y chỉ là sự trừng phạt. Khuyết danh Hạnh phúc là không bao giờ lưu giữ trong ký ức những điều không vui đã qua. Khuyết danh Đừng đếm những gì bạn đã mất hãy quý trọng những gì bạn đang có và lên kế hoạch cho những gì sẽ đạt được. Bởi quá khứ không bao giờ trở lại nhưng tương lai có thể bù đắp cho mất mát. Hạnh phúc đơn giản chỉ là một nụ cười. Khuyết danh Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Albert Schweitzer Khi sống thành thật với chính mình, không ai trên đời sẽ lừa dối bạn được. Khuyết danh Đức Phật dạy: "Người ham mê ái dục ví như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, tất sẽ mắc phải nạn cháy tay." Kinh Bốn Mươi Hai Chương Đừng khóc vì mọi chuyện đã qua, hãy mỉm cười vì nó đã xảy ra. - Dr. Seuss - Hôm nay không biết việc ngày mai - Lo âu làm gì Tế Công Hòa Thượng Cuộc sống của bạn là kết quả mà bạn đã chọn , nếu bạn không thích cuộc sống hiện tại, đơn giản…hãy bắt đầu chọn một cuộc sống khác tốt hơn. Khuyết danh Răng cứng thì chóng gãy, lưỡi mềm thì bền lâu. Lão Tử Người quân tử, ta nên thân, song cũng không nên quà chiều mà ra phụ họa; Kẻ tiểu nhân, ta nên tránh, nhưng cũng không nên ruồng rẫy mà sinh ra thù hằn. Hàm Quang Mọi người chẳng bao giờ hiểu ý nghĩa của những việc bạn làm cho họ. Cho đến khi bạn không làm những việc đó nữa. Khuyết danh |
|