Lời ngõ: Hãy mang hạt giống yêu thương rãi trên con đường bạn đi, hãy chia sẽ những mẫu chuyện mà bạn cảm thấy hay để ngày kia tình yêu sẽ đơm hoa, kết trái trong người bạn. Điều kỳ diệu bất ngờ sẽ đến với những ai có tình yêu.
Xưa, có một chàng trai lên kinh đô. Trên đường đi, vừa mệt vừa khát, anh ghé vào vệ đường nghỉ mệt và hỏi thăm một bác nông dân đang cấy lúa.
- Thưa bác, từ đây lên kinh đô còn khoảng mấy ngày đường nữa?
Bác nông dân làm thinh. Chàng trai lập lại câu hỏi lần thứ hai, rồi lần thứ ba, vẫn không nghe câu đáp. Bực bội, anh tiếp tục lên đường.
Ðược vài mươi thước, anh nghe tiếng gọi với theo:
- Này anh kia, khoảng hai ngày đường ấy!
Anh chàng cau có hỏi:
- Sao khi nãy bác không bảo giùm cho, đợi tôi đi một đoạn rồi mới nói cho mất công hao hơi tổn sức?
Người chỉ đường mỉm cười thủng thẳng đáp:
- Làm sao mà qua có thể đáp được ngay khi chưa tận mắt thấy khả năng của chú em? Phải biết rõ sức đi mau chậm của chú rồi qua mới dám trả lời chứ!
Chàng trai nghe xong, cung kính bái chào và lên đường.
Em thân mến!
Thông thường chúng ta hay đánh giá mình qua những ước mơ, hy vọng, tính toán mà ta sẽ thực hiện ở mai kia mốt nọ… Trong khi người chung quanh đánh giá ta bằng những gì ta đã làm, hay thiết thực hơn là đang làm vậy.
Thái độ chỉ đường của bác nông phu trên đây không khác lối xét người trong nhà thiền là mấy.
Bất kể những danh vọng, chức tước sự nghiệp lẫy lừng của người cầu đạo to nhỏ ra sao, khi bắt đầu học đạo, họ đều phải trải qua giai đoạn hành điệu, tức là đương sự bắt buộc phải làm những việc xem ra rất hạ cái nhân cách đồ sộ (mà họ thường tự hào) như rửa chén, quét nhà, chạy việc lặt vặt… chẳng hạn. Và trong thời gian đó, mọi cử động, phản ứng nhỏ nhặt của họ đều không thoát khỏi cặp mắt ông thầy. Nhìn những hành động, khả năng của người học trò trong hiện tại, thầy mới có thể tiên đoán được khả năng của trò trong tương lai. Ðó là chưa kể đến việc khi muốn trao sự nghiệp hoằng pháp cho trò, ông thầy còn phải trui rèn, hành hạ và thử thách nó nhiều phen nữa… Thiệt là tội nghiệp cho chú chàng đệ tử, nhưng phần thầy, cũng không sướng ức gì. Em hãy nghe một đại sư than: “Ðệ tử tầm sư dị, sư tầm đệ tử nan,” thấy chưa?
- Tay trong tay - Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XI - Hoa Vương - Người bạn qua điện thoại - Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XX - Bài Học Sau Cùng - Ðồng Một Chiếc Xiêm - Hãy cười lên - Chiến dịch SS10 - Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XXI - Dựa vào bản thân - À Ra Thế - Đích đến - Lâu đài cát - Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XXII - “Hành động” và “ý định” - Lời Ðáp Sau Lưng - Sự Khiêm Tốn Của Một Thiên Tài - Hư Hư Lục - Vậy Sao??? - Đào hố - Hậu sự - Chiếc hộp quý giá - Có óc hài hước - Kỷ Thuật Nhà Nghề - Chúng ta là đàn ông - Chuyện nhà rùa - Trở về - Khi cuộc sống quá tồi tệ! - Ngọn nến không cháy - 6 hình ảnh người cha
|