Xin chào Khách

Adnet.uCoz.com

Cộng đồng

Trang chủ » Articles » Truyện » Nghệ thuật sống Đăng truyện

Không Chịu Nói Dối
Lời ngõ: Hãy mang hạt giống yêu thương rãi trên con đường bạn đi, hãy chia sẽ những mẫu chuyện mà bạn cảm thấy hay để ngày kia tình yêu sẽ đơm hoa, kết trái trong người bạn. Điều kỳ diệu bất ngờ sẽ đến với những ai có tình yêu.

Thiền sư Ðạo Giai (1043-1118) thuộc đời Tống, là đệ tử của thiền sư Nghĩa Thanh núi Ðều Tử. Thời học đạo, sư trông coi công việc của nhà trù.  Thiền sư Ðều Tử hỏi sư: 

-         Công việc trong nhà trù không phải là chuyện dễ. 

Sư thưa: 

-         Chẳng dám. 

-         Ông thổi cơm hay nấu cháo? 

-         Thưa, nhơn công đãi gạo nhúm lửa, trị nhật nấu cháo thổi cơm… 

-         Còn ông làm gì? 

-         Thưa, nhờ ơn hòa thượng từ bi, con được rảnh rang. 

Ðến lúc xuất sư, sư được thỉnh trụ trì ở Thiên Ninh, đạo hạnh cao vút, tiếng đồn đến tai vua.  Tống Huy Tông sắc ban cho sư cà sa màu tía và hiệu là thiền sư Ðịnh Chiếu.  Sư tạ ơn, dâng thơ từ chối, rằng: “Cúi mong thánh thượng từ ân chú tâm làm lành, nêu cao đức tốt… thần đã lỡ phát nguyện chẳng thọ danh lợi nên chẳng dám nhận quà.  Chỉ nguyện trọn đời hành đạo để đền đáp thiên ân.” 

Nhà vua cho sứ đến khuyên sư nhiều lần nhưng sư vẫn một mực từ chối.  Vua nổi cáu, ra lệnh giao sư cho quan Hữu Ty tra khảo. 

Quan Hữu Ty vời sư đến bảo: 

-         Hòa thượng thân gầy ốm quá, có bệnh gì không? 

Sư bảo: 

-         Thường ngày cũng có bệnh nhưng hiện nay thì không? 

-         Theo phép nước, người bệnh không phải chịu hình phạt.  Hòa thượng mắc bệnh gì? 

-         Thưa, tôi hiện giờ thật tình không có bệnh. 

Quan Hữu Ty đành buồn rầu ra lệnh phạt.  Sư điềm nhiên thọ nhận.  Sau đó, sư bị lệnh đi đày, mặc áo tù đến Tri Châu.  Một năm sau mới được tha.

Sau khi được phóng thích, sư cất am nơi hồ Phù Dung.  Sống kham khổ nhưng lúc nào cũng có hằng trăm tăng chúng quanh vây. 

Sư không phó trai cũng không giao thiệp với công danh quyền quý.  Ðời sống của chúng tăng chỉ trông cậy vào số hoa màu tự trồng tỉa lấy.  Sư ra lệnh chia đều lương thực ra thành 360 phần, dùng cho mỗi ngày trong một năm.  Có khách đến bất thường chỉ được thêm nước chứ không thêm gạo.  Tăng chúng cùng sư ăn cháo hay nước cháo là việc thường, vậy mà học phong của sư cao vút môn đồ ăn đứt mọi nơi. 

Sư còn để lại cho chúng ta một bài kệ tiếp khách như thế này: 

Sơn đồng thoát lật phạn

Ðã thái đạm hoàng tê

Khiết tất tòng quân khiết

Bất khiết nhật đông tê.

 

Tạm dịch:

Ruộng núi cơm hạt dẻ

Dưa lạt với rau đồng

Có ăn thì ngồi xuống

Không ăn rảo tây đông

(Dĩa dưa muối tộ rau đồng

Bát cơm hạt dẻ mời ông qua ngày

Có ăn thì ngồi xuống đây

Không ăn xin thỉnh sư thầy đi cho). 

Năm 76 tuổi, ngày 14 tháng 5 (1118), sư đòi bút mực viết một bài kệ: 

Ngã niên thất thập lục

Thế duyên kim dĩ túc

Sanh bất ái thiên đường

Tử, bất, phạ địa ngục

Tán thủ hoàng thân tam giới ngoại

Ðằng đằng nhận vận hà câu thúc.

 

Nghĩa:

Tuổi ta 76

Duyên đời thôi đã đủ

Sống chẳng ưa thiên đàng

Chết đâu ngán địa ngục

Thõng tay đi ngang ngoài ba cõi

Mặc tình vươn bổng buộc ràng chi.

Viết xong sư quăng bút thị tịch. 

Em thân mến!

Cả một cuộc đời siêu thoát đầy hào khí của thiền sư Ðạo Giai chỉ còn lưu lại trong sử sách qua dăm ba câu chuyện nhỏ, nhỏ nhưng vô cùng quý giá cho hàng hậu duệ láu nháu cỡ chúng ta.

 

Ðiều khá thú vị trong câu chuyện trên là câu trả lời của ngài với hòa thượng khi được hỏi về công việc bề bộn của trù phòng: 

-         Nhân công nhóm lửa, đãi gạo, trị nhật thổi cơm nấu cháo, riêng phần con thì nhờ hòa thượng từ bi cho phép được rảnh rang vô sự. 

Ấy chớ!  Chúng ta chớ hiểu lầm rằng ngài ngài ngồi bắt chân chữ ngũ chỉ tay năm ngón, nhìn thiên hạ làm đầu tắt mặt tối nhé!  Trong nhà thiền, nhất là hệ thiền đốn ngộ của Trung Hoa, một thiền tăng từ lúc mới tập tễnh vào chùa cho đến lúc làm hòa thượng đường đầu, không có lúc nào mà không bị vây bủa bởi công việc, giây phút nghỉ ngơi thật sự của họ là khi đã chui vào hòm.  Nếu hành giả tự đồng hóa mình với xác thân tứ đại này thì tha hồ than thở, rên rỉ, kể lể… thương thân trách phận… (như bọn chúng ta thường làm mỗi ngày vậy).  Nhưng nếu nhờ ơn thầy bạn chỉ dạy, nhận ra được người vô sự, chủ nhân ông vẫn thanh nhàn, ung dung trong khi xác thân bị vướng vít, vây bủa bởi những điều… đa sự thì chúng ta mới có thể đáp như ngài Ðạo Giai, một câu cũng tương tự như thế. 

“Nhờ ơn thầy chỉ dạy, con vẫn được rảnh rang!” 

Muốn thốt ra được câu này không phải là chuyện dễ.  Khó là vì chúng ta có thể nói hệt như ngài (hay là hay hơn nữa không biết chừng), nhưng làm chi chưa nổi.  Thiền sư đã đạt đến việc hành giải tương ứng nên khi đối thoại với quan Hữu Ty, được quan mách nhỏ cho là nếu cáo bệnh sẽ được miễn hành phạt, thì ngài chỉ đáp: 

-         “Bình thật cũng có bệnh nhưng hôm nay thì không…!” và điềm nhiên nhận hình phạt.  Thà nhận hình phạt và bị lưu đày hơn là nhận những món quà chức tước của Khóa lợi giàu danh. 

Nơi đây chúng ta không dám lạm bàn về thái độ xuất xứ hay ẩn tàng của các bậc tiền bối, chúng ta chỉ biết ngạc nhiên và khâm phục trước sự thành thật của ngài.  Nói láo một câu, không hại ai cả, tránh được một trận đòn, khỏi một năm lưu đày mà cũng không chịu nói… Có thể các ngài thiếu thông minh và khôn ngoan, không biết quyền xảo phương tiện bằng chúng ta, nhưng có lẽ cũng là điều giải thích tại sao các ngài đạt đạo, tự tại trước sinh tử, chê khen, đói no, ấm lạnh… trong khi chúng ta còn bị buộc ràng.   

“Khôn ai dễ bán, dại này khó mua” là thế. 




- Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XV
- Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XXIII
- Cố Nhân
- CHIẾC MẶT NẠ
- Câu chuyện bát mì
- Những quy tắc trong cuộc sống - Quy tắc 6
- Đừng thay đổi thế giới
- Lo lắng hay tìm cách không phải lo lắng là tốt
- Làm gương
- Điều kỳ diệu trong cuộc sống
- 2 đô la và 1 giờ
- Những quy tắc trong cuộc sống - Quy tắc 19
- Chú Ðỉa Vô Tội
- Nếu có lòng
- Những điều cuối cùng
- Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XVIII
- Cây mận trước sân nhà
- Cạm bẫy
- Những lá thư không được trả lời
- Hư Hư Lục - Khi Thần Chết Ðến
- Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ VI
- Khi Người Về
- Cây phiền muộn
- Suy nghĩ cho bản thân
- Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ XI
- Hư Hư Lục - Thuận Nghịch
- Cho riêng mình
- Chúng ta là đàn ông
- Trái tim, bộ óc và cái lưỡi
- Thuật xử thế của người xưa - CHƯƠNG THỨ TƯ
Total comments: 0 | Views: 1225
Category: Nghệ thuật sống | Added by: admin (01-06-2014) | | Rating: 0.0/0
Truyện mới đăng
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2017
- Thọ Khang Bảo Giám
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất 07/2016
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất 06/2016
- Dấu hiệu thời đại tháng 05/2016
- Tình hình Trái Đất
- Chuyện Mạnh Phu Nhơn
- Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên - 2
- Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên - 1
- Khuyên người trẻ
-Xem thêm-
Những câu nói hay
Kẻ tự mãn, (kiêu ngạo, cho mình quá tốt quá giỏi quá đủ) thì tuyệt đối chẳng thành tựu được gì cả. Mình phải học: Có mà dường như không, thật mà dường như giả. Có đạo đức cao thượng thì dường như chẳng có vẻ gì cả. Kẻ chân chính có tài hoa, thì y có vẻ như chẳng có tài gì cả.
HT Tuyên Hóa
Tâm sự
Tâm sự số #1306 [1]
Tâm sự số #1275 [1]
Tâm sự số #1270 [1]
Tâm sự số #1258 [0]
Tâm sự số #1249 [1]
Tâm sự số #1233 [3]
Tâm sự số #1227 [4]
Tâm sự số #1219 [2]
Tâm sự số #1195 [3]
Tâm sự số #1183 [3]
Vote
Bạn có bao giờ bị người khác lừa đảo qua mạng chưa?
Tổng bình chọn: 170
Search
Liên kết
Copyright adnet.uCoz.com © 2010-2024
Powered by uCoz
Top