Lời ngõ: Hãy mang hạt giống yêu thương rãi trên con đường bạn đi, hãy chia sẽ những mẫu chuyện mà bạn cảm thấy hay để ngày kia tình yêu sẽ đơm hoa, kết trái trong người bạn. Điều kỳ diệu bất ngờ sẽ đến với những ai có tình yêu.
Xưa, có một anh nhà quê lên phố chơi. Ðến hàng bán gương soi mặt, cầm lấy một tấm, thấy gương mặt của mình phản chiếu trong đó, anh ngạc nhiên thầm nghĩ:
- Hay là ta mua chú chàng này về để sai vặt vậy!
Và anh liền mua tấm gương.
Về đến nhà, anh vội vàng gọi vợ:
- Bu nó ơi! Ra mà xem. Tôi lên phố mua được cái này hay lắm!
Chị vợ tất tả chạy ra, anh mỡ giấy báo, chìa tấm gương cho chị vợ xem. Nhác trong thấy chị đã ngồi bệt xuống nền nhà, bù lu bù loa khóc kể ầm ĩ.
- Hu hu… hu hu…! Anh đi lên phố rước con quỷ cái đó về đây… để tôi tự vận, tôi chết, tôi giết hết mấy đứa nhỏ cho anh rảnh rang mà sống với con quỷ cái đó.. hu hu hu hu…
Anh chàng chưng hửng, không biết nói gì thì chị vợ đã vật vã kể lể:
- Ối, cha mẹ ơi! Ðàn ông năm bảy lá gan… lá ở với vợ… lá toan cùng người… Một tay tôi trong nhà ngó cửa, nuôi mẹ dạy con… để người ta đi lên phố mà rước con quỷ cái đó về…
Bà mẹ chồng ở nhà sau, nghe tiếng ồn ào, chạy ra, cầm lấy tấm gương nguýt con dâu:
- Mụ đó già cúp bình thiết rồi, đáng tuổi tao mà mày còn ghen tương nỗi gì… không biết.
Em thân mến!
Ðây là một câu chuyện vui mà chúng ta nghe kể thường trong những lúc trà dư tửu hậu. Nhưng có bao giờ em thấy rằng, mỗi người chúng ta đều lầm lẫn giống hệt các nhân vật trong câu chuyện trên chăng?
Trong cuộc tương giao với em, tôi ít khi nào được nhìn em như hiện diện trước mắt tôi, hồn nhiên, vui tươi, trong sáng như tiếng nói nụ cười, khuôn mặt của em đang hiện hữu. Mà, dường như bao giờ, tôi cũng phủ chụp lên hình ảnh em những bóng dáng của quá khứ, trong những lần tương giao trước, khi em xúc phạm hay làm vừa lòng tôi ra sao đó. Hay nói đúng hơn là tôi chỉ nhìn em bằng những gì trong tâm thức tôi phóng chiếu ra. Và theo hình ảnh phóng chiếu đó, tôi sẽ mỉm cười như anh chồng hoặc bù lu bù loa khóc như chị vợ trong câu truyện trên đây.
Ngược lại, em cũng nhìn tôi bằng tất cả những gì em nghĩ hay tưởng tượng về tôi… rồi buồn thương giận ghét tiếp liền theo đó.
Sự lầm lẫn này, danh từ chuyên môn của duy thức học gọi là “BIẾN KẾ SỞ CHẤP.” Do cái tình chấp này mà tôi cũng như em, sống giữa cõi đời đầy trăng thanh gió mát nhưng muộn phiền khôn nguôi.
Hiểu rõ những hình ảnh đó chỉ tùy duyên thôi, không có tính cách cố định, nhất thời chứ không vĩnh cửu trường tồn… thì chúng ta cũng sẽ đỡ khổ ghê lắm. Hiểu như thế, duy thức học gọi là Y THA KHỞI.
Và cho đến khi nào, chúng ta gỡ hết những hoài niệm, ngôn từ, không để chúng xen vào giữa ta và nhân vật đối diện… Vẫn thấy nghe, hiểu biết, lãnh hội rất rõ ràng nhưng không còn dấu vết của tình chấp nữa… Cái nhìn này được gọi là VIÊN THÀNH THẬT, đó em!
Như thế, trong sự tương giao, nhìn ai, ta cũng thấy sự phản chiếu của chính mình. Do đó mà đức từ phụ của chúng ta nhìn thấy chúng sanh nào ngài cũng bảo: “Các con đều có đầy đủ Phật tánh.” Còn chúng ta thì luôn luôn cằn nhằn: chị này sân, anh nọ tham, bà kia xảo quyệt, mụ nọ làm hồ, anh nớ chanh chua… Ối, giời đất ơi! Làm sao tôi ở với mấy người cho nổi? Cây muốn lặng mà sao gió chẳng ngừng…”
Vì thế, chúng ta chỉ còn một lối thoát cuối cùng là cầu về cõi cực lạc để câu hội cùng Phật và thánh chúng Bồ Tát mà thôi.
- Hư Hư Lục - Lợi Danh - Chỉ trăm bước nữa là thành công số một - Những quy tắc trong cuộc sống - Quy tắc 8 - Con "quỷ" gù - Làm công quả - Hư Hư Lục - Thả Mồi Bắt Bóng - Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ II - Trái tim, bộ óc và cái lưỡi - Mua hàng vì chất lượng chứ không phải vì giá cả - Gai hoa hồng - Hòn đá cô đơn - Hãy nhớ nắm giữ những nền tản - Điều giản dị - Gã hành khất và hai người thầy giáo - Có ai đó... - Đại bàng và Gà - Hư Hư Lục - Chiếc Áo Kỳ Diệu - Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ IX - Trước khi phán xét xin hãy lắng nghe - Hy vọng - Nhị Thập Tứ Hiếu - TRUYỆN THỨ IV - Một lời khen - Ba cây cổ thụ - Hư Hư Lục - Tri Dị Hành Nan - Bà cọp - Cuộc Chiến Hai Bàn Tay - Sao phải đợi? - Những câu nói hay của bạn - 12 ĐIỀU CÓ THỂ VÀ KHÔNG THỂ TRONG CUỘC SỐNG - Phật ở đâu?
|