Xin chào Khách

Adnet.uCoz.com

Cộng đồng

Trang chủ » Articles » Truyện » Truyện ma Đăng truyện

Chat với thế giới bên kia - 5

Hãy dừng lại, dừng lại những cuộc rong ruổi, những toan tính xa vời hay những mơ mộng viễn vong. Dừng lại không có nghĩa đang đi rồi dừng lại mà khi đi mình vẫn có thể dừng lại được. Dừng lại tâm bay nhảy, khó chịu, đòi hỏi, phán xét và kỳ thị, ngả nghiêng như con voi hoang. Vì mình chạy nên đi hoài, chạy hoài mà không thấy tới nhưng chỉ cần dừng lại, mình đang chạy nhưng đã tới rồi và điều đó giúp mình nhận ra, tại sao phải chạy đến mỏi gối chồn chân. Tận cùng của con đường là nghĩa địa, vậy chạy để đến nghĩa địa, cái đích cuối cùng của sự sống hay sao? Dừng lại để thấy cha mẹ còn sống, anh chị em vẫn khoẻ mạnh, bạn bè bằng hữu còn đây, còn chạy vùn vụt như tốc độ tàu điện ngầm, mọi thứ trôi qua nhanh, điều thân thương trên đường không được nhận thấy. Nhiều đôi vợ chồng sống chung rất lâu, vậy mà cứ luôn miệng nói không thể hiểu nhau. Có dành thời gian cho nhau đâu mà hiểu vì ai nấy cũng đều đang chạy trên con đường riêng của mình, và nếu có chung đường thì cả hai đều đeo mặt nạ, ngay cả một hơi thở cũng không thể cảm nhận về nhau. Đến lúc nhìn lại, mình bắt đầu đặt ra nhiều câu có điều kiện như “giá mà”, “chẳng lẽ”, “nếu”, “thật đáng tiếc”, “đáng lẽ” và ngồi than vãn sao dòng đời trôi qua quá nhanh. Khi còn trẻ, mình ỷ lại vào sức khỏe và bầu nhiệt huyết của mình, mình say sưa với đủ thứ trò chơi danh vọng, quên mất đến lúc nào đó sức cùng lực kiệt, muốn thay đổi thì đã muộn màng.

Mình ơi, đừng đi hoang nữa. Đang ngồi đây, giữa biết bao người thân, vậy mà vẫn cô độc vì tâm mình đang đi hoang. Đứa con bỏ cha mẹ gia nhập băng đảng vì cha mẹ nó say sưa với trò chơi sự nghiệp và đứa trẻ bị cho là bỏ nhà đi hoang. Ở đây, mình không bỏ nhà đi, không tham gia băng đảng, không kết bè kết phái, mình vẫn ở nhà với cha mẹ, vẫn gặp gỡ bạn bè, nhưng thực ra mình đang đi hoang. Mình lang thang trong các thế giới ảo, ganh tỵ với người này người kia, tranh giành các quyền lợi không chính đáng và trở nên mệt mỏi. Cha mẹ ngồi trước mặt nhưng mình không thấy họ, màn hình máy vi tính che chắn mất gương mặt thân quen vì mình đang kiếm tìm những gương mặt mới. Về thôi, mình ơi. Về nhà đi thôi, về thăm mẹ thăm cha, thăm ông thăm bà, thăm từng cái cây ngọn cỏ, ngắm nhìn nụ cười trẻ thơ và uống một bát chè xanh. Về nhà mà thu xếp lại những bề bộn của cuộc đời. Về nhà để thăm mình, mình đi thăm mình đấy, thấy vui không. Bấy lâu mình đi hoang, xọ chỗ này, ngó chỗ kia nhiều quá, khu nhà của mình nấm mốc, dây leo mọc đầy, mái nhà đã dột gần hết, mưa rơi lả tả, lấm tấm trên nền đất loang lỗ những bụi bậm cuộc đời. Đó là ngôi nhà của tâm. Mình không chăm sóc cho tâm nên tâm bỏ mình đi như đứa con rời xa cha mẹ dù tuổi vẫn còn thơ ngây. Tâm có nhiều vết nứt, vết hoen ố nên hãy quay về, lau chùi, rửa sạch những bi kịch của cuộc đời. Cuộc đời này có bao lâu mà đi hoang, cha mẹ sống có bao lâu mà mình hững hờ, bạn bè bên nhau có bao lâu mà mình vội nói lời xa cách. Hãy bình yên, hãy yêu thương hết lòng trong giây phút này, đừng đi đâu nữa, đừng chạy nữa. Làm việc có thể theo tốc độ hỏa tiễn nhưng yêu thương hãy theo tốc độ của con ốc sên. Đi hoài đi mãi cũng phải biết dừng lại, không phải vì mỏi gối chồn chân, mà vì mình nhận ra rằng đứng yên vẫn có hạnh phúc. Mình đã tốn nhiều sức lực và tài sản phục vụ cho tiến trình đi hoang của mình trong khi dừng lại và đứng yên, không tốn sức và tiền của gì cả, mình lại có hạnh phúc, thậm chí gấp trăm ngàn lần và hương vị hết sức khác biệt. Thử đi, rồi sẽ biết.

Sở dĩ mình đi hoang như vậy là vì mình không đủ khả năng hay không dám chấm dứt trong mình. Mình để cho những tâm hành bất thiện hành quân, dàn trận và tấn công mà không biết hoà giải, đối thoại, nhận diện, ôm ấp, chuyển hóa và chấm dứt đối đầu hay chiến tranh. Hãy kêu gọi hoà bình, tức là kêu gọi mình trở về. Mình đi công tác, đi chơi hay đi lạc lâu quá, đã đến lúc phải tìm đường quay về, về với mái nhà xưa, với tâm trong sáng thuở ban đầu. Còn nhỏ, mình nằm xuống hay mới 8-9 giờ là buồn ngủ và đi vào giấc ngủ rất nhanh, bây giờ ngược lại, mình bày đặt trăn trở, bày đặt mất ngủ. Điều gì làm cho mình mất ngủ vậy, một công việc, một nụ cười, một bon chen hay một bóng hồng nào? Mình bắt đầu bốc mùi khi khả năng chấm dứt cạn kiệt hay không còn nữa. Thông thường mình đòi hỏi người chấm dứt đối xử với mình thế này thế kia trong khi bản thân không thể chấm dứt được. Bàn tay có năm ngón nhưng cả năm ngón đều dùng để chỉ trỏ, có ngón nào quay về phía mình đâu. Chấm dứt tình trạng này ngay, tức là chấm dứt phán xét người khác, chấm dứt việc gây đau khổ cho người khác bằng cách chấm dứt trong mình, chấm dứt sự kỳ thị, đòi hỏi, ép buộc, bất đồng và cả tính quá đáng. Đúng như vậy, nhiều trường hợp mình quá đáng lắm như yêu cầu người khác đáp ứng những việc mà ngay cả bản thân cũng không làm được. Hãy kết thúc chuyện này đi vì nếu còn tiếp tục, mình đang xây dựng địa ngục và chế tạo năng lượng khó chịu cho chính mình. Người chưa kịp hả hê với tấn công này đã vội lên kế hoạch tấn công khác theo kiểu tấn công thị trường mục tiêu của chiến lược marketing. Mình gây đau đớn cho nhiều người quá mà mình không biết và nếu đem liệt kê ra thành danh sách, chắc tốn nhiều thời gian lắm. Chấm dứt ngay, đừng chần chờ lôi thôi, đừng đắn đo suy tính. Mình muốn được thương yêu và tôn trọng, người khác cũng muốn như vậy.

Đừng làm khổ nhau nữa, đó là câu nói đầu môi. Hãy đối xử dễ thương với nhau, câu nói đầu môi khác nữa. Bên ngoài, nước này làm khổ nước kia, trong nhà, người này làm khổ người kia. Ấy vậy mà vẫn chưa bao giờ thấy đủ. Tính dễ thương có đầy, nhưng ban phát nó ra sao thấy khó lòng quá. Khi nhân duyên đủ, mình gặp gỡ người kia, niềm vui chưa tận hưởng, mình đã lên kế hoạch làm khổ nhau rồi. Lúc người ra đi, chỉ còn lại sự hối tiếc, thất vọng và đau đớn. Mình cứ nghĩ chính người mới làm khổ mình, còn mình thì vô tội, trong sáng, chẳng có vết nhơ nào. Đây là suy nghĩ ngây thơ như một đứa trẻ lên ba mà học đòi được chăm sóc. Mình đặt người thương vào hoàn cảnh của địa ngục, bóp chết người thương trong vòng tay ích kỷ hẹp hòi. Có những nỗi khổ không tên, và có tên nhưng dù thế nào nó cũng làm cho mình điêu đứng. Yêu thương mà phải xa cách, khổ. Đáng ghét mà phải gặp nhau, khổ. Mong cầu mà không được, khổ. Bị chê bai bị trách móc, khổ. Những nỗi khổ đầy dẫy trong thế gian, lôi kéo chúng sinh, tấn công chúng sinh ào ào như nước lũ. Chẳng qua vì mình không chấp nhận nổi các đối tượng, để cho ý niệm riêng lấn áp, nên phải khổ thôi. Đã nói rồi, mình xây địa ngục của chính mình mà và nói như vậy cũng phải hiểu, chỉ có mình mới đập tan địa ngục của mình. Thực tập bốn tâm vô lượng, tâm từ, tâm bi, tâm hỷ và tâm xả, mình làm cho địa ngục hay đau khổ tan chảy, như người phụng sự, buông bỏ mọi mong cầu. Người biết yêu thương thì không làm khổ mình. Nếu khổ, mình thấy đau đớn, nhiều lúc muốn la hét vì chịu không nổi. Biết vậy, mình không bao giờ đan tâm đi gây khổ đau cho người khác. Trân quý hạnh phúc của mình thì cũng trân quý hạnh phúc của họ. Hãy tập tính kiên nhẫn, ban đầu họ chưa dễ thương vì chưa biết cách, còn mình biết cách thì hãy biểu hiện sự dễ thương trước đã. Tại sao phải chờ họ dễ thương thì mình mới dễ thương? Mình chưa bật đèn xanh, ai dám bật đèn xanh với mình.

Kiếp trước do tạo nghiệp xấu người từng là vong linh, trả đủ nghiệp người tái sinh làm người nhưng nếu kiếp người sống không trọn vẹn thì kiếp sau lại làm vong linh tiếp. Sự tiếp nối liên tục làm mình lúc khổ lúc vui. Ngày xưa đi tu, một học trò tìm mọi cách ngăn cản tôi nhưng đã quyết tâm thì mọi phương cách cũng vô vọng. Giống như người hay chửi bới, nói móc nói nghiêng, nếu mình không nghe thì họ phải tự nghe lấy. Hoặc người khác làm khổ mình nhưng mình tỉnh bơ, đến lúc nào đó họ nhụt chí, tự động buông tha mình, hay họ sẽ hối hận. Để chắc chắn không tái sinh trong cảnh khổ, ngay hiện tại mình phải lo tu tập, vừa mới khởi niệm, mình bắt đầu có hạnh phúc rồi. Một số người nói, thực tập làm gì, miễn sao tôi sống tốt được rồi. Hỏi tới, sống tốt là sống thế nào? Trả lời, là không làm hại ai, đối xử tốt với mọi người. Hỏi tiếp, không làm hại ai là như thế nào? Trả lời, là vậy đó. Bế tắc, không trả lời thêm được nữa. Mình thường hay ăn nói chung chung để che lấp tình trạng lười biếng của mình. Ai hỏi thì phùng mang trợn mắt cho qua chuyện chứ thật ra chẳng biết hay chưa bao giờ sống tốt cả. Sống tốt tuy dễ mà khó, và nếu không chú ý, mình phạm sai lầm rất mau và dĩ nhiên có ai tự cho mình làm sai đâu. Làm người tốt thì khó nhưng làm người xấu thì dễ và thời buổi này người xấu thì nhiều, người tốt ẩn mình hết. Tôi bắt gặp và trò chuyện với nhiều người trẻ rất giỏi, họ biết buông bỏ những thú vui phi thời, lo cho gia đình, lo cho cộng đồng, lo cho xã hội. Khi hỏi vì sao họ lại như vậy, họ cười nhẹ nhàng và nói, thấy vui thì làm. Bên cạnh đó, không ít người trẻ chỉ biết hưởng thụ, học đòi làm ngôi sao, học đòi làm trung tâm vũ trụ hay học đòi chen chân lên đỉnh cao bằng mọi giá. Một khi không đạt được điều mong ước, họ thất vọng rồi tuyệt vọng, dấn thân vào thế giới ảo, đến lúc tỉnh ra thì đã đánh mất mình rồi.

Muốn không tái sinh vào cõi âm hay những cảnh khổ, ngay giờ phút này, hãy thực tập mười hạnh lành. Ba hạnh thuộc về thân, bao gồm không sát sinh mà phóng sinh, không trộm cướp mà bố thí, không tà dâm mà đoan chính. Bốn hạnh thuộc về lời nói, bao gồm không nói dối mà nói thật, không nói lời chia rẽ mà nói lời hoà giải, không nói lời thô ác mà nói lời ôn hoà nhã nhặn, không nói lời thêu dệt mà nói lời chắc đúng. Ba hạnh thuộc về ý, bao gồm không có lòng tham lam bỏn xẻn mà sinh lòng rộng rãi bố thí, không có lòng hờn giận ganh ghét mà sinh lòng tuỳ hỷ xót thương, không có lòng si mê tà kiến mà sinh lòng sáng suốt nhận hiểu chân chính. Tôn trọng sinh mạng người, các loài động vật, khoáng vật, kể cả côn trùng và môi trường. Bất cứ ai cũng sợ chết và đau đớn khi bị tổn thương, vì vậy thực tập hạnh tôn trọng sinh mạng để tinh thần thư thái, nét mặt hiền hoà và giấc ngủ an lành. Quyền tư hữu cần được gìn giữ, tức là chấm dứt sự không cho mà lấy, dù của công hay của tư, nếu không được phép thì phải biết giữ mình trước tâm tham lam. Bảo vệ tiết hạnh của bản thân và người khác, là cách duy nhất bảo vệ hạnh phúc gia đình và mối quan hệ lành mạnh giữa người với người. Thực tập lời nói chân thật rất quan trọng vì lời nói có thể mang lại hoà bình mà cũng mang lại chiến tranh, nên ăn nói chánh niệm để xây dựng tình huynh đệ, hàn gắn nỗi khổ niềm đau, đem lại hoà giải và sự trung tín trong xã hội. Buông bỏ tham, sân, si, mạn, nghi, kiến, mình đạt được tự do. Tự do đích thực là không dính mắc vào bất cứ điều gì vì còn dính mắc là còn tạo địa ngục, còn tạo khổ đau. Người hành mười hạnh lành rất đẹp, không phải đẹp dáng, đẹp danh, mà đẹp tâm hồn, đẹp nghiệp, đẹp tâm. Ít nhất mình không bị đoạ lạc vào cảnh khổ hay các đường ác đạo. Sống tốt là sống như vậy, thường xuyên rèn luyện trao dồi bản thân. Khi thực tập mười hạnh lành giỏi thì tiếp tục hành trì thêm nhiều hạnh khác nữa như hạnh bố thí, hạnh nhẫn nhục, hạnh lắng nghe và ái ngữ…

Người sống tốt trước đã rồi mới giúp người khác, sau đó đến cõi âm. Cõi âm ngày nay bị lợi dụng rất nhiều, tức là lợi dụng sự khổ đau, đói khát, thiếu thốn của họ để gây đau khổ cho nhau. Phật giáo không đưa ra khái niệm cõi âm vì cõi các vong linh đang sống cũng là cõi đang sống song song với cõi dương mà thôi, nhưng vì thuận duyên chưa đủ nên chưa tái sinh làm người được. Người cõi âm không phải là người chết, họ vẫn đang sống, có điều họ ở hình dạng khác. Khi biết tu tập và trả đủ nghiệp, họ sẽ sinh về cõi người hay cõi trời. Người, động vật hay môi trường còn bị lợi dụng, nói chi đến các vong linh. Người thực tập tình thương không làm như vậy, mà biết yêu thương muôn loài, trong đó có vong linh, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhiều đời do không may mắn nên chưa siêu thoát được. Nhưng siêu thoát ở đây là gì? Là tiếp tục làm người, tu tập và giải thoát. Sinh về cõi gọi là Cực Lạc chưa chắc giải thoát vì nếu còn tạo nghiệp thì vẫn tiếp tục trả nghiệp, vẫn sinh tử luân hồi. Ý dẫn đầu trong việc tạo nghiệp hành động và lời nói. Vong linh đã khổ, người còn lợi dụng họ trong các mưu đồ bất chính, người chắc chắn tạo nghiệp xấu, hơn thế con đường siêu thoát của vong linh ngày càng xa vời. Nếu gieo điều ác cho kẻ khác, bản thân sẽ tự vướng lấy, ngược lại, chuyên làm điều thiện, các quả thiện sẽ phát khởi. Tung bụi vào trong gió bay ngược chiều hay nhổ nước miếng lên trời, bụi sẽ bay vào mắt mình hay nước miếng rơi xuống mặt mình. Cần phải tránh xa người ác, người chuyên lợi dụng vong linh để hãm hại người khác, đồng thời tha thứ cho việc làm sai trái của họ. Nhiều người căm ghét các đối tượng này, cho họ là kẻ thù và đau khổ chồng chất. Họ không phải là người xấu, chẳng qua họ chưa kịp tốt thôi. Biết yêu thương người mình cho là kẻ thù, nghiệp xấu của mình phần nào được hoá giải và thực tập tâm bao dung, độ lượng, đời sống sẽ thanh thản và tự do hơn nhiều.

Thực tập tinh thần bất hại, trong đó không tham gia, không khuyến khích, không khen ngợi, không để cho các tình trạng có hại xảy ra. Bất hại không chỉ với mình mà còn bất hại với người khác. Bất hại với mình nhưng có hại với người khác thì cũng như không. Trồng rau cải có sâu, sử dụng thuốc trừ sâu, có lợi cho rau và sự trồng trọt của mình, nhưng giết hại sâu bọ, điều này cần phải tránh. Bắt sâu bọ đem bỏ nơi khác, đây không là cách tốt nhất, nhưng ít ra vẫn bảo vệ được sự sống các loài côn trùng. Côn trùng còn bảo vệ, huống chi động vật, vong linh hay đồng loại. Tinh thần bất hại trong mọi hoàn cảnh, tâm của bồ tát là thà hy sinh bản thân bảo vệ muôn loài, còn hơn bảo vệ bản thân mà hy sinh muôn loài. Tuy nhiên, vừa bảo vệ được bản thân, vừa bảo vệ được muôn loài, đây mới là cách tốt nhất. Có câu kệ như sau, Yêu thương hết muôn loài – Chuyển hóa những bi ai – Thành tình người rộng mở – Đời vẫn tươi đẹp hoài. Đúng như vậy, chuyển hóa những khổ đau, tình người sẽ thênh thang và đem tình người đó đến khắp mọi nơi, ai cũng được hưởng, ai cũng hạnh phúc.

Rải tâm từ là sự phát khởi tình thương và chuyển tình thương đó với người mình nghĩ đến. Đối tượng mình rải tâm từ dù ở gần hay xa sẽ nhận được năng lượng mát dịu, tinh thần dễ chịu, tâm bồ đề thêm vững chãi, người đang toan tính làm sai sẽ ngừng lại, ngừng đã từng làm sai bắt đầu hối hận và không muốn làm sai nữa, người đang đau khổ vơi bớt phần nào những nỗi khổ niềm đau… Bản thân người rải tâm từ là người hạnh phúc nhất vì năng lượng tình thương đầy dẫy cả thân và choáng ngợp cả tâm. Tâm từ cho đi nhưng không bao giờ hết mà ngày càng lấp đầy, cao ngùn ngụt, đi đâu đến đâu cũng chỉ hằng mong làm công việc của tình thương. Ban đầu tâm từ yếu ớt, nhưng vì thường xuyên thực tập, tâm từ lớn lên, cao to, vĩ đại, không gì có thể so sánh được. Rải tâm từ đến chúng sinh ở hướng đông, hướng đông nam, hướng nam, hướng tây nam, hướng tây, hướng tây bắc, hướng bắc, hướng đông bắc, hướng trên, hướng dưới, hướng giữa, đều sống lâu, an vui, không có khổ bệnh hoạn, không oan trái lẫn nhau, luôn thành tựu đầy đủ. Rải tâm từ đến chúng sinh là các loài hữu tình, kẻ yếu, kẻ mạnh, kẻ to, kẻ nhỏ, kẻ dài, kẻ lớn, kẻ trung, kẻ thấp, kẻ nhìn thấy, kẻ không nhìn thấy, kẻ ở gần, kẻ ở xa, các loài đã sinh ra, các loài đã được sinh, các loài sắp sinh, các loài bốn phương và tám hướng, ba giới và bốn loài, tất cả các cõi đều sống lâu an vui, không có khổ bệnh hoạn, không oan trái lẫn nhau, luôn thành tựu đầy đủ. Rải tâm từ đến chúng sinh là người thương mình, người không thương mình, người cưu mang mình, người ghét bỏ mình, người giúp đỡ mình, người hãm hại mình, người khen mình, người chê mình, tất cả mọi người đều sống lâu an vui, không có khổ bệnh hoạn, không oan trái lẫn nhau, luôn thành tựu đầy đủ, mong rằng không ai lường gạt lừa dối ai, không ai khinh chê miệt thị ai, ở bất cứ nơi nào ở bất cứ lúc nào, không hờn giận thù hận nhau, không chống đối đả kích nhau, không gây đau khổ thất vọng lẫn nhau. Rải tâm từ đến muôn loài đồng đều cả thảy trong tất cả thế giới không phân biệt, không hạn chế, không từ chối, không lười biếng, không dễ duôi, không trói buộc, không áp đặt, không thù địch, không ích kỷ. Rải tâm từ đến chúng sinh mười phương khi đi, đứng, ngồi, nằm, lúc khỏe, lúc bệnh, lúc đau yếu, không kể ngày hay đêm, không kể đối tượng. Đây là thực tập rải tâm từ cao thượng.

Bài thực tập quan trọng nhất là rải tâm từ cho người hãm hại mình, người được mình luôn miệng cho là kẻ thù. Người tu còn có kẻ thù là người chưa giỏi. Đã quyết chí thực tập thì không có ai là kẻ thù cả. Nếu chỉ yêu thương người yêu thương mình thì bình thường nhưng thương được người không thương mình, thậm chí ban phước lành đến cho họ, mong họ thay đổi, mong họ có hạnh phúc, tình thương này to lớn hơn nhiều. Tâm từ là nguồn năng lượng nuôi sống mình trong khổ đau, khiến mình không bị chìm đắm, không bị dính mắc, đem lợi lạc cho mình và người. Người hãm hại mình có nhiều khổ đau, chưa bao giờ được thương, chưa bao giờ được hiểu, nên họ có nhiều tri giác sai lầm, nhiều bươn chãi, nhiều trầm luân, mình phải thương họ mới đúng, tại sao phải giận họ, tại sao phải căm tức họ? Thực tập tâm từ tức là yêu thương hết tất cả, bất kể loài đó là đối tượng như thế nào. Người bị rắn cắn vì năng lượng tâm từ toả ra từ thân tâm yếu ớt hoặc không có, con rắn tưởng người sắp tấn công nó nên nó phải phòng vệ và tấn công trở lại. Rải tâm từ với các loài, các loài sẽ tha thứ và buông tha mình. Nói lớn hơn, căn bệnh ung thư đang làm mình cằn cỗi, nhưng rải tâm từ với căn bệnh, cơn đau giảm đi phần nào. Thực tập thiền rải tâm từ là thực tập như vậy.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vun bồi tâm từ. Tâm từ phải dồi dào mới đem đi rải được, còn tâm từ chút xíu đem rải thì hiệu quả không lớn lắm. Ngày xưa thầy Mục Kiền Liên cứu được mẹ ra khỏi địa ngục khổ đau là nhờ vào năng lượng tâm từ của rất nhiều chư tăng trong tăng đoàn của đức Phật. Vì vậy, muốn thành tựu trong việc rải tâm từ, mình phải vun bồi tình thương của mình. Rải tâm từ bằng tâm ganh ghét, bực bội, so đo, phân biệt thì hiệu quả đã giảm đi ít nhiều. Để tâm từ thêm lớn mạnh, mình rải tâm từ đến mình trước, xong đến những người thân yêu hay gần gũi, đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp, rồi mới đến những người xa cách mình. Tại sao như vậy? Đơn giản thôi, vì năng lượng tâm từ phát khởi với những người thân thuộc nhanh hơn nên khi tiếp xúc với năng lượng của họ, mình có nhiều an lạc và hạnh phúc, tâm từ phút chốc lớn mạnh, mình mới đủ năng lực, can đảm tha thứ và rải tâm từ đến người mình không ưa. Người mới gặp mặt đã không thấy ưa là do có oan trái từ kiếp xa xưa, nên vấn đề không phải là người đó có gương mặt hay thái độ không ưa, mà do mình không đủ khả năng chấp nhận người đó. Thay đổi thái độ của mình, mình sẽ chấp nhận được họ và khi chấp nhận được rồi, mình bắt đầu thực tập rãi tâm từ mãnh liệt để có thể yêu thương ngay người mình đã từng không ưa đó. Thông thường mình cho người chính là đối tượng làm khổ mình trong khi không chịu nhìn nhận mình là một trong các yếu tố gây nên tiến trình đau khổ này. Vậy thay vì ngồi trách cứ người khác, mình hãy nhìn lại mình, xem tâm từ có đủ để mang hạnh phúc cho người chưa, hay tâm từ quá yếu ớt, đang tàn lụi và chính năng lượng tâm không từ của mình làm người khác đau khổ, và tệ hại hơn, tự làm khổ mình. Tình thương to lớn khiến mình nghĩ thà mình chịu khổ còn hơn để người khác khổ, mình chấp nhận ôm hết tất cả cái khổ để người khác được vui, nhưng mình biết cách làm nỗi khổ được vơi, được êm dịu, nên cái khổ đến, mình vẫn bình thản, cười thoải mái.

Người thường nói về tình yêu như sự bày tỏ tình cảm với người nam và người nữ nhưng tình yêu đó vẫn còn nhỏ bé, vẫn còn hạn hẹp đối tượng. Tình yêu ở đây to lớn hơn nhiều, yêu thương tất cả muôn loài, bao trùm vạn vật và vũ trụ. Người hay nổi sân, nóng tính, có nhiều hận thù thực tập tâm từ dễ dàng thanh tịnh trở lại, biết nghĩ về người nhiều hơn nghĩ về mình, từ đó chuyển hóa tính hay giận và nóng thành ra tươi mát như hồ sen. Người may mắn sống đến trăm tuổi nhưng không phải ai vượt qua con số một trăm. Đời người chưa tới một thế kỷ, vài chục năm ngắn ngủi trôi rất nhanh, vậy tại sao không tận dụng thời gian ngắn ngủi đó để thực tập tâm từ, để yêu thương, để hạnh phúc. Người nóng giận chắc chắn không biết được niềm hạnh phúc của tâm từ vì đã bị che lấp bởi u mê, bởi tối tăm, bởi sự mệt mỏi. Chỉ cần trải lòng ra, thương lấy người mà mình nghĩ là đối tượng làm mình giận, nghĩ đến điều tốt đẹp của họ, nghĩ đến những khổ đau mà họ đã từng gánh chịu, nghĩ đến việc thiếu vắng họ mình sẽ cô đơn dường nào, nghĩ đến việc vài trăm năm nữa mình có gặp họ không… Họ giống mình thôi, cần được yêu thương, cần được chăm sóc, cần được tôn trọng, vạy hãy biết về họ như mình muốn biết về mình. Hành vi bất bạo động là hành vi rải tâm từ, tức là khởi tâm yêu thương với người bạo động với mình nhất. Bây giờ còn trẻ, họ đầy dẫy hành động bạo động, nhưng khi già yếu rồi họ không đủ sức như vậy nữa đâu. Họ đang làm khổ bản thân mà không biết, còn mình biết, tại sao mình phải bắt chước họ. Mình là người khôn ngoan, mình biết rải tâm từ, biết yêu thương, biết tha thứ, phải làm điều đó ngay thôi, mình hiểu rỏ tình trạng không đau khổ của mình và điều gì giúp mình có nhiều hạnh phúc, an lạc, thảnh thơi.

Sử dụng năng lượng tâm từ tiếp xúc với vong linh hay những người mình không thể nhìn thấy, nhất là những người có mối liên hệ huyết thống với mình. Vào ngày 30 tết, người Việt Nam có truyền thống rước ông bà về ăn tết với con cháu trong ba ngày, đây là cơ hội để con cháu tưởng nhớ và cùng với tổ tiên tu tập. Tâm từ có tác dụng ban phát đến hạnh phúc cho mình và người khác nên chỉ cần một người thực tập, một khu vực rộng lớn an hưởng thái bình, nhưng cả nước tu tập, cả nước đó nhiều niềm vui và thuận lợi. Năng lượng có khả năng truyền từ người này sang người kia, khác với năng lượng vật lý. Năng lượng điện làm nước sôi, sức nóng đi vào nước. Còn năng lượng tâm từ ban phát đến người, người nhận được nhưng năng lượng của bản thân người phát không hề mất đi. Sở dĩ con người có mối liên hệ với nhau hay thiết lập các mối quan hệ với nhau vì họ có những năng lượng cần nhau, các năng lượng này tương tác tạo ra hạnh phúc. Giống như một người thích nói thì phải có người thích nghe, vậy mới hạnh phúc, còn ai cũng giành nói hết, hạnh phúc không còn nữa. Những người đến sống chung, họp thành một nhóm vì nghiệp hay năng lương có sự tương đồng, nếu không, một người sẽ tách hẳn khỏi cộng động đó, thành lập cộng đồng riêng hay tham gia cộng đồng phù hợp với trường năng lượng đang hiện có. Học Anh văn cũng vậy, người học anh văn thương mại, người học anh văn dành cho bác sĩ. Doanh nhân sẽ đi học anh văn thương mại còn bác sĩ đi học anh văn y khoa. Nói về kinh doanh cho bác sĩ hay nói về mổ xẻ cho doanh nhân. chắc chắn như vịt nghe sấm. Trở lại, nói về năng lượng tâm từ, những người có năng lượng tâm từ mạnh, nhóm lại sống chung với nhau, như tăng thân chẳng hạn, còn năng lượng thấp, họ sẽ tương tác hay giao tiếp với những người có năng lượng thấp. Đây là cách giải thích khác của cộng nghiệp. Con người ăn ở với nhau hợp không là do năng lượng hợp không. Năng lượng điện không thể sống chung với năng lượng nước, nhưng khi đi chung với dây đồng thì năng lượng điện dễ dàng phát huy tác dụng.

Thực tập rải tâm từ là hành vi của từ bi, mong muốn người hạnh phúc và thông cảm với nỗi khổ của người. Chỉ có từ bi mới hoá giải gốc rễ của hận thù, giúp dân số vong linh ít hơn, loài người đông hơn, đến lúc nào đó, loài người ít hơn, người giải thoát đông hơn. Tâm từ thực chất không phải là thứ ban phát mà là sự thực tập. Từ là tố chất của mỗi chúng sinh, có sẵn trong mỗi chúng sinh, thực tập để nó được phát huy và mạnh mẽ. Người tu chân chính lấy việc thực tập tâm từ làm kim chỉ nam hàng đầu. Một số người không đồng ý việc tu tâm, tức là tu thì phải ngồi thiền, là quán chiếu sự sống… để được an lạc, thảnh thơi trong giây phút hiện tại. Điều này không có gì sai mà còn đúng nhưng chưa đủ. Tu phải tu từ tâm, việc hành thiền cũng để giúp điều phục tâm của mình. Ngày xưa đức Bồ Đề Đạt ma chỉ dạy các thiền sinh Trung Hoa là ngồi thiền để thành Phật giống như mài đĩa làm gương. Thiền là phương tiện hỗ trợ cho phương pháp tu tâm của mình. Tu là sửa đổi, tu từ căn bản, tức là sửa cái tâm của mình. Sửa không có nghĩa làm mới nó bằng sơn phết, lấy cái mới đổi cái cũ hay tạo thêm chức năng, mà sửa những chỗ cong queo, cho ngay thẳng trở lại, nên cái tâm trước sau vẫn như một mà thôi. Nói rải tâm từ nhưng có rải cái gì đâu, chẳng qua chỉ là tình thương hay sự vắng lặng, đúng hơn là ban phát sự vắng lặng, vậy thôi. Đem cái tâm yêu thương nhìn sự vật, mọi sự vật đều đáng yêu và như nhau. Đem tâm từ nhìn mọi chúng sinh, người biết yêu thương muôn loài đồng đều, con mắt không còn kỳ thị, không còn phán xét. Ai cũng đáng quí, đáng trân trọng. Bằng con mắt của tâm từ, người đi vào cuộc sống không lo lắng, không sợ bị tấn công, không sợ bị hãm hại. Mọi thăng trầm của tâm đều do mình bất an, cứng đầu, tự kiêu và người khác xa lánh mình rồi tưởng tượng mình đang cô đơn trong chốn đông người. Làm bất cứ việc gì cũng đều lấy tâm từ ra mà đối chiếu, xem xem hành động, lời nói, suy nghĩ đó có làm tổn hại đến tâm từ hay không. Nếu có, dám giương cao ngọn cờ can đảm một cách hân hoan để từ bỏ hành vi gây tổn hại đó đi. Thậm chí, mình phải phát tâm thương cả hành vi tổn hại này, nó đang lạc lõng giữa thế giới của tâm từ, nên hãy chia sẻ và ôm ấp để nó trở nên từ bi hơn.

Xây dựng hoà bình bằng chính tâm từ của mình vì người có từ tâm là biểu tượng của hoà bình và tâm từ là hiện tượng của hoà bình. Một người gây chiến nhưng nếu mình không tham gia, họ sẽ gây chiến với ai. Người xấu và tệ bạc nhất vẫn có tâm từ, chỉ tại chối bỏ, không chịu nhìn nhận nó. Mà tâm từ là gì, đơn giản là đem lòng thương cha mẹ, thương ông bà, thương bạn bè, thương đồng nghiệp…, mình giàu có ngay lập tức. Nhiều người nói mình mồ côi, không được ai thương, không được ai chăm sóc, không được ai chú ý. Thực ra mình mồ côi tình thương, như cô hồn đói. Cái đói này không phải đói tình thương của người khác, mà đói tình thương từ trong mình. Mình không thương nổi mình thì làm sao thương nổi người mình cho là người thương. Chỉ cần đem lòng thương, mình không còn mồ côi nữa, mình tìm thấy trong thế giới có hằng hà sa số yếu tố để thương, để chăm sóc. Chăm sóc khu vườn là hành vi của tâm từ, cho hoa nở, chim chóc bay về, làm giảm nhiệt độ Địa Cầu. Chăm sóc cơn giận là hành vi của tâm từ, không để bản thân bị các hạt giống hờn dỗi, dính mắc, đau khổ làm chủ. Chăm sóc mình là chăm sóc những đau khổ và hạnh phúc của mình, chuyển hoá những đau khổ và phát huy những hạnh phúc. Đau khổ và hạnh phúc chỉ là những ý niệm, buông bỏ các ý niệm, mình đối diện và đón nhận chúng một cách bình thản. Mình cần hoà bình, thế giới cần hoà bình và nền tảng của hoà bình là tâm từ, hay tâm bình. Người biết thương yêu nên tất cả đều là bạn, đã là bạn thì không đàn áp, không đối đầu, không kẻ thù, không chiến tranh và tâm từ là phương tiện chuyển hoá mọi hờn giận, căm thù, đau thương, mất mát.

Tâm từ lớn mạnh, trái tim lớn mạnh theo. Người không chỉ thương mình, thương những người thương mình, thương gia đình, bạn bè, cộng đồng, đất nước, dân tộc hay đồng loại mình, mà còn thương người khác với mình, thương người không thương mình, thương dân tộc khác, thương muôn loài. Tâm từ làm cho tình thương vượt khỏi biên giới quốc gia, biên giới ngôn ngữ, biên giới văn hóa, biên giới đồng loại. Trái tim không biên giới nên tình thương không biên giới. Trái tim không nhỏ bé như hạt đậu đỏ mà to lớn như Địa Cầu, thậm chí như vũ trụ. Vũ trụ bao la bao nhiêu, tình thương mênh mông bấy nhiêu. Trái tim không biên giới làm được như thế, không gói gón trong lồng ngực mà bay đi khắp nơi. Trên thế gian này, có bao nhiêu loài, nguyện ôm lấy tất cả, có bao nhiêu địa ngục, nguyện giải trừ tất cả, có bao nhiêu khổ đau, nguyện đón nhận tất cả. Người có tâm từ mãnh liệt phát nguyện, nguyện tu tập theo Tam Bảo, nương tựa Tam Bảo để có thể nương tựa chính mình; nguyện thực tập hạnh phúc thoát khỏi mọi tai nạn và đập tan địa ngục; nguyện chia sẻ các phương pháp tu học hạnh phúc với muôn loài và bảo vệ sự sống muôn loài; nguyện tu học tinh chuyên, thành tựu đạo quả, cứu độ các chúng sinh, hoà tan vào chúng sinh và đồng hành với chúng sinh, cùng tu cùng thực tập; nguyện gìn giữ giới luật, hành thiền và rải tâm từ bằng chính tâm từ của mình; nguyện hoá giải mọi phiền não tối tăm, sống an lạc thảnh thơi trong hiện tại và tiếp xúc với thực tại cùng tột; nguyện xóa bỏ luân hồi, chấm dứt sinh diệt, không còn tạo nghiệp nữa; nguyện không dính mắc vào các pháp thế gian như sắc dục, tiền tài, danh vọng, bằng cấp…; nguyện tinh tấn thực tập tâm từ, thường xuyên soi rọi bản thân, nhìn mình nhiều hơn nhìn người; và cuối cùng nhưng không phải là hết, nguyện giải thoát ngay trong hiện tại, trở thành bậc giác ngộ trong kiếp này, không chờ đợi kiếp nào khác. Thực tập tâm từ là thực tập những lời đã phát nguyện như vậy.

Cầu siêu là sự cầu nguyện với lòng mong mỏi những người đã quá vãng chưa được siêu thoát thì được siêu thoát, đã siêu thoát thì biết tu tập, đã tu tập thì mau giải thoát. Hồi nào tới giờ, người thường hay cầu siêu cho người quá vãng mà quên rằng vẫn có thể cầu siêu cho người còn sống. Cầu an chính là cầu siêu cho người còn sống đấy thôi. Vong linh không ai thờ tự sống phiêu bạt là một chuyện, người còn sống mà sống một cách lang thang, không định hướng, có khác gì cô hồn đâu. Một số người hay mắng mấy người phá làng phá xóm kết bè kết đảng là cô hồn, là bụi đời còn gì. Siêu thoát là thoát khỏi ba đường ác đạo bao gồm địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Người làm mười điều ác và một trong năm tội nặng nhất sinh vào địa ngục vô gián, sẽ chịu khổ liên tục, ngay cả một câu niệm Phật cũng không có thời gian. Người làm mười điều ác sinh làm ngạ quỷ, chịu khổ đói, bụng to như cái trống, cổ nhỏ như cây kim, dù có thức ăn cũng không dùng được. Người làm ít nhất một trong mười điều ác sẽ sinh làm súc sinh, sống những nơi không an toàn, bị thiên tai, bị giết lấy thịt, bị đe doạ tính mạng. Nói về con người, sống ở cõi dương cũng trải qua cả ba đường địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh như ba đường ác đạo kia. Vì thế, người ta gọi là địa ngục trần gian, bị mắng là đồ quỷ sứ hay tệ bạc hơn cả súc sinh.

Cầu siêu là việc làm của tình thương, vì thương người quá vãng vẫn còn khổ trong ba đường ác đạo nên ra sức làm các viện thiện, tích phước báu và công đức để hồi hướng cho người đã mất mau chóng thoát khổ, biết tu tập, phát nguyện nương tựa Tam Bảo, thọ trì Năm giới, cùng hành thiền và siêu thoát. Siêu thoát tức là sinh làm người hay về cõi trời để có cơ hội tiếp tục tu tập, chuyển hóa các nghiệp xấu và đến khi nhân duyên đầy đủ, họ sẽ giải thoát, sẽ giác ngộ. Đức Phật trong tiền kiếp chắc chắn đã trải qua các đường ác đạo cho đến khi phát nguyện tu tập và không còn sinh vào các cõi dưới nữa, đến khi sinh vào cõi trên, liên tiếp tu tập các hạnh lành hằng hà sa số kiếp cho đến khi trở thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tuy nhiên, cầu siêu hay nhất là cầu siêu chính mình. Khi còn làm người, người thực tập và chuyên làm mười điều thiện, rồi thực tập các hạnh bồ tát thì khi quá vãng, đương nhiên người sẽ không đoạ vào các đường ác. Lúc này, dù không cầu siêu hay chẳng ai cầu siêu cho, người vẫn sinh về cõi trên và tiếp tục hành trình tu tập của mình. Bởi vậy mới có câu, tự tu thì tự ngộ, chẳng ai tu dùm mà người chứng cả. Nếu như có người đạo cao đức trọng cầu siêu cho, với phước báu và công đức của người này giúp người siêu độ nhưng sẽ mắc nợ người này, đến lúc nào đó cũng phải trả nghiệp thiện. Vì thế, không cần biết khi quá vãng mình sẽ sinh về cõi nào mà hãy nhìn xem trong hiện tại mình ăn ở có đàng hoàng hay không, có gìn giữ hành động, lời nói và tâm ý hay không. Trong trường hợp hành động giữ giới, lời nói giữ giới, tâm ý giữ giới, người chắc chắn sẽ sinh về cõi trên. Ngược lại, tất cả năm giới đều phạm, tức là không tôn trọng sinh mạng, không tôn trọng quyền tư hữu, không tôn trọng lắng nghe và chuyên nói lời ác ngữ, không tôn trọng sự thật, không bảo vệ tiết hạnh và không biết bảo vệ hay nuôi dưỡng thân tâm, người chắc chắn phải chịu khổ trong ba đường ác đạo. Đã biết thế thì những việc ác đã làm thì sám hối, ngưng lại và thề nguyện không làm như vậy nữa.

Cầu siêu là cơ hội để nhắc nhở người sống thực tập các pháp thiện, bên cạnh đó hướng dẫn người quá vãng thực tập để mau chóng quay đầu là bờ, đi về hướng chánh pháp. Thông thường, người thân tụng kinh, cúng dường trai tăng và mời các tu sĩ hồi hướng phước báu và công đức nhưng cách làm này, hiệu quả vẫn còn thấp. Muốn hiệu quả cao, người quá vãng siêu thoát nhanh, thì phải chỉ cho họ cách thực tập, như khi niệm Phật, mời vong linh niệm theo mình, khi đọc kinh, mời vong linh đọc theo mình, khi nghe chuông, mời vong linh nghe theo mình, khi hành thiền, mời vong linh hành theo mình. Họ sẽ rất sung sướng và biết ơn mình vì đã chỉ cho họ cách thức tu tập, cách thức sám hối và mau chóng siêu thoát. Thật ra chẳng ai sám hối cho ai hay cầu siêu cho ai. Tất cả đều do nhân duyên định sẵn, tức là người thân thương người quá vãng nên thường xuyên cầu siêu cho họ, người thân không hề biết người thương của mình sinh về cõi nào nhưng vẫn cứ tiếp tục làm công việc đó. Người quá vãng cũng vậy, với mong ước thoát khỏi cảnh khổ, họ đến những nơi có lễ cầu siêu để nghe kinh, phát nguyện tu tập và chẳng mấy chốc siêu thoát. Địa Cầu là nơi đang biểu hiện sự sống, tức là rất may mắn, có người biết tu, biết hướng dẫn cho vong linh. Các hành tinh khác như sao Hỏa hay Mặt trăng, có ai hướng dẫn vong linh ở đó đâu. Nếu để ý, mình thấy các thầy khi hồi hướng đều hồi hướng đến chúng sinh mười phương ở khắp vũ trụ, chúng sinh ở sao Hoả hay Mặt trăng đều có thể thọ lãnh, biết quay đầu là bờ, biết hối, biết tu, đến lúc nào đó, thiện nghiệp của họ sẽ giúp hai hành tinh này phát khởi sự sống trở lại. Người cầu siêu đang thực tập hạnh của bồ tát Địa Tạng, tức là thay mặt ngài Địa Tạng giáo hoá và giúp đỡ vong linh. Nếu quán chiếu kỹ, mình thấy hạt giống Địa Tạng hay tâm Địa Tạng có mặt sẵn trong mình và ai cũng có nên khi cứu giúp được bất cứ ai, mình sẽ trở thành bồ tát Địa Tạng không sai khác. Chẳng hạn nhìn thấy con đường lụt lội, nhiều ổ voi, ổ khủng long, nếu trẻ em đi trên đó sẽ gặp tai nạn, xe cộ chạy rất nguy hiểm, người khốn khổ, mình phát tâm xây đường, lắp các hố đó lại, đồng thời trồng cây mát mẻ, bảo vệ trẻ em, người dân, mình giúp người bớt khổ, đó là hành vi của bồ tát Địa Tạng.

Bằng tấm lòng chân thành và vô tư, mình cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ, ông bà, cha mẹ, anh chị em nội ngoại mười phương đều được siêu thoát, sinh vào đời nào cũng gặp Phật Pháp, biết tu, biết thương yêu lẫn nhau. Con cháu biết lo cho tổ tiên là điều đáng quý nên đừng kể công, đừng mong muốn chứng tỏ mình là người con có hiếu. Người thân có thể có người hợp hay không hợp, điều quan trọng là bỏ qua mọi tâm kỳ thị, để khi cầu siêu, mình biết tha thứ và bỏ qua tất cả, mong mọi người quá vãng đều tu tập được thành tựu. Nhiều người giận cả người chết, chửi rủa và mắng nhiếc người chết, thậm chí lên tiếng trù ẻo người chết. Hết sức nguy hiểm, vì chỉ làm cho bản thân thêm tội và chồng chất nghiệp xấu, trong khi người quá vãng khó siêu thoát và oan trái khó tiêu trừ. Ai cũng muốn có nhiều phước báu và công đức, vậy đừng làm gì thấy hổ thẹn với bản thân, kể cả người quá vãng. Người quá vãng đã yên nghỉ, hãy để cho họ được yên nghỉ, đừng trách móc, đừng buộc tội gì thêm nữa. Lên án người đã chết là việc làm của kẻ yếm thế, không biết yêu thương, là biểu hiện của tâm ích kỷ hẹp hòi. Nói vậy để thấy mình phải biết trân quý và tôn trọng người đã mất và làm được điều đó, mình càng trân quý và tôn trọng hơn nữa người còn sống, nhất là những người thân thương của mình. Nếu chỉ còn một ngày để sống, mình sẽ làm gì, có phải mình sẽ hết sức cống hiến mọi khả năng có thể cho người mình thương, sẽ tha thứ, sẽ buông bỏ, sẽ cho đi mà không cần đền đáp, mình sẽ cám ơn cuộc đời đã cho mình quá nhiều. Nhạc sĩ Hoài An mơ được nghe tiếng mẹ cha, mơ một khúc kinh cầu, mơ được sửa chữa lỗi lầm. Vậy bây giờ mình đang sống đây, hãy thương cha mẹ hết lòng, hãy tu tập hết lòng, hãy sửa chữa lỗi lầm hết lòng, đừng có đợi ngày mai, ngày mai mình không còn nữa.

Trai đàn chẩn tế là sự phát triển của cầu siêu với đối tượng lớn hơn, nhiều hơn, không chỉ là người thân quá vãng, mà muôn loài đã quá vãng, không phân biệt bất cứ ai hay bất cứ loài nào. Tất cả vong linh, mười loại cô hồn mười phương đều tề tựu một nơi, cùng nhận vật phẩm cúng dường, gặp gỡ nhau, cùng sám hối, cùng thực tập và cùng siêu thoát với nhau. Lễ này là một lễ hội, người còn sống và người quá vãng gặp gỡ, dù không thấy nhau nhưng dòng máu huyết thống cảm nhận điều đó, và hơn nữa là hơi ấm đồng loại, chia sẻ tình thương, chia sẻ pháp môn tu tập, và thật hay nếu có hằng hà sa số vong linh siêu thoát cùng một lúc.Trai đàn là đàn chay, cung cấp thức ăn chay tịnh cho tất cả vong linh, chẩn tế là phân phát sự cứu giúp đến muôn loài quá vãng đang cần cứu giúp để thoát khỏi ra những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, ngặt nghèo. Đây đích thực là việc làm của tình thương, không phân biệt, không kỳ thị. Các nghiệp lực ngăn cản vong linh siêu thoát, nghiệp lực nhẹ có nhiều cơ may tham gia trai đàn, nghiệp lực nặng quá phải tham gia nhiều lần mới mong giải toả oan kết. Muốn biết mình sẽ đi tiếp ở cõi nào, chỉ cần nhìn vào nghiệp lực của mình, tức là nhìn vào cách mình hành động, nói năng và suy nghĩ, cách mình đối đãi với bản thân và người khác cũng như cách mình chuyển hoá các khổ đau. Cầu siêu cho các vong linh cũng là cầu siêu cho chính mình, là cơ hội nhìn lại mình cần phải làm gì để tự siêu thoát, không phải nhờ đến tha lực. Tuy nhiên, cho dù được siêu thoát, nghiệp lực vẫn phải trả và nếu biết thực tập, khổ đau sẽ giảm, đồng thời an lạc có mặt ngay trong những khổ đau. Không muốn rước hoạ vào thân thì đừng làm những gì mang tính tai hoạ. Trai đàn chẩn tế phần nào hướng dẫn cách phòng tránh và đương đầu với tai hoạ một cách bình an.

Bên cạnh việc cung cấp thức ăn cho vong linh, điều quan trọng là hướng dẫn họ tu tập. Trước hết là thọ Tam Quy, theo đó hướng dẫn vong linh quay về nương tựa nơi Phật, Pháp và Tăng. Bấy lâu nay, họ không nơi nương tựa, hoặc không biết nương tựa vào ai. Nếu có nương tựa thì nương tựa nhầm chỗ, bởi không có ai chỉ cho, trường hợp được chỉ thì nghị lực không đủ mạnh để buông bỏ những ảo tưởng cũ. Nhiều vong linh rất ham vui, thích đi chơi hay đến những nơi có người cúng kiến cúng quải, rồi quên thực tập nương tựa. Nương tựa Phật, họ quyết chí quay đầu là bờ, đến những nơi đang tụng kinh để nghe, thân tâm nhẹ nhàng hơn, giảm bớt những khổ sở. Nương tựa Pháp, họ đến nơi có pháp âm thuyết ra để nghe, cam kết thực tập theo và phát nguyện siêu thoát. Nương tựa Tăng, họ đến nơi tăng đang thực tập như tụng kinh, niệm Phật, hành thiền, rồi bắt chước làm theo. Thọ trì Năm giới là bước kế tiếp, theo đó các vong linh tiếp nhận Năm giới thật kỹ, ghi nhớ và thực tập. Giới thứ nhất là bảo vệ sinh mạng, giới thứ hai là tôn trọng quyền tư hữu, giới thứ ba là bảo vệ tiết hạnh, giới thứ tư là tôn trọng sự thật, giới thứ năm là bảo vệ và nuôi dưỡng thân tâm. Năng lực siêu thoát có được do khả năng tự tu tập, buông bỏ việc phạm giới và quay trở về con đường giữ giới. Người giữ giới miên mật chắc chắn không sinh vào đường ác đạo và người thường xuyên tái sinh làm người hay cõi trời là do hành trình giữ giới liên tục của họ. Giới là niệm và niệm là giới. Người có niệm sẽ giữ được giới và giới là một yếu tố trong Tam Học: giới, định, tuệ. Ngày nay việc giữ giới cần phải mở rộng vì thái độ loài người thay đổi vô chừng. Tầm vóc việc chế tác giới luật cần thay đổi theo tầm vóc thời đại. Chẳng hạn giới bảo vệ sinh mạng trước đây áp dụng cho con người, động vật, côn trùng…, thì bây giờ phải thêm vào bảo vệ môi trường, thiên nhiên, nguồn nước, không khí… Làm ô nhiễm nguồn nước hay không khí cũng tương đương với phạm giới sát sinh.

Quỷ đói là loài ngạ quỷ lúc nào cũng đói khát, thiếu thốn thức ăn lẫn tình thương. Thân hình luôn tiều tụy, chỉ còn da bọc xương, cái bụng to như cái trống nhưng cái cổ nhỏ như cây kim, uống ăn đều chẳng được. Nếu có người bố thí cúng quải cho, cũng khó lòng mà thọ lãnh. Nghiệp chướng tiền kiếp khiến mọi cố gắng đều vô nghĩa, nhưng nhìn thấy cơm không thể ăn được, thấy nước không uống được. Người thân cúng dường phải biết niệm chú hay khấn nguyện giúp thức ăn tan chảy, cái cổ to ra, cái bụng bé lại, họ mới thọ lãnh trọn vẹn. Tháng bảy là thời gian thích hợp tổ chức trai đàn chẩn tế cầu siêu cho ngạ quỷ nhưng người muốn cứu giúp, thời điểm nào cũng có thể tiến hành. Hạnh hiếu hiền của thầy Mục Kiền Liên là tấm gương cần noi theo vì thầy đã nỗ lực cứu mẹ ra khỏi cảnh khổ nhờ chú tâm cầu nguyện và hồi hướng phước báu. Lễ Vu Lan bắt đầu có từ đó, vì người đời học theo hạnh hiếu thảo của thầy. Ngày nay người ta còn cúng thí cô hồn, nhưng trong buổi lễ, hầu như họ ít cầu siêu cho vong linh hay giúp họ mau chóng siêu thoát, mà cứ cầu xin cái này, cái kia cho công việc làm ăn của mình. Điều này khiến cho những kẻ gian lợi dụng người cõi âm mà không biết rằng họ đã quá khổ lại càng khổ thêm. Cõi âm không có hoà bình thì cõi dương không bao giờ được yên ả vì các cõi có liên hệ tương tức với nhau. Hỗ trợ cõi âm mau chóng siêu thoát cũng là giúp cho cõi dương được thêm có điều kiện an lành. Rất ít người tin vào việc này vì họ cho rằng chết là hết hay chết sinh về thế giới bên kia, chắc cũng hưởng an lạc thái bình. Sự sống là sự liên tiếp diễn ra của sinh và diệt nhưng vì liên tiếp như vậy nên chẳng thấy gì sinh cũng chẳng thấy gì diệt. Người cõi âm cũng đang sống đấy thôi, chỉ có điều họ ở dạng hoàn toàn khác nên mình không thể nhìn thấy.

Cầu siêu không nên để tâm kỳ thị vì nếu không, hiệu quả sẽ giảm đi. Trong bài kinh hồi hướng có câu, Nguyện đem công đức này – Hồi hướng đến khắp nơi – Chúng sinh trong mười phương – Đều có thể thọ hưởng. Như vậy, người thọ hưởng công đức là khắp mọi nơi, mọi đối tượng. Ngay cả người bị cho là kẻ thù cũng phải được hồi hướng đến, trước hết đem lại sự an lạc cho mình, sau đó đến họ. Thông thường mình cầu siêu cho người vừa quá vãng, nhưng phải chú ý đến tổ tiên mười phương vì hằng hà sa số cha mẹ trong tiền kiếp vẫn còn người phải chịu trong cảnh khổ. Tâm không kỳ thị tức là tâm bình đẳng, bình đẳng trong việc cầu siêu hay tế độ cho tất cả muôn loài, kể cả các loài động vật hay côn trùng. Uống nước hay dùng cơm cũng phải cầu siêu vì trong nước và cơm, có biết bao nhiêu sinh mạng đang ăn nhờ ở đậu nơi đó. Ngày xưa đức Phật cầm bát nước lên nói với đại chúng, trong bát nước này có vô số sinh mạng, rất ít người tin điều này, nhất là các cư sĩ. Bây giờ, khoa học chứng minh trong nước có nhiều vi trùng, người ta mới liên tưởng đến lời đức Phật từng nói.

Lắng nghe được cho là một hạnh vì thông thường người thích nói hơn thích nghe và khi nghe chỉ nghe được lời êm ái. Lắng nghe là một tiến trình theo đó người nghe đặt vị trí của mình vào người nói, bỏ qua một bên mọi thành kiến, mọi phán xét, đồng thời nghe từ đầu đến cuối mà không phản ứng một mảy may. Lời nói nhẹ nhàng nghe rất dễ nhưng lời nói dao to búa lớn vẫn nghe được như thường. Lắng nghe là chỉ để lắng nghe thôi, còn lắng nghe mà đem tâm đánh giá, nhận xét thì không phải là lắng nghe nữa, không phải là hạnh nữa. Muốn lắng nghe giỏi, phải đem tình thương vào quá trình lắng nghe để biết được mong ước, hạnh phúc và khổ đau của người. Không phải người không biết cách nói chuyện mà người đang có nhiều tri giác sai lầm, nhiều oan ức, nhiều bất công, nhiều nỗi khổ niềm đau. Chỉ cần lắng nghe thôi, chưa làm gì hết, người kia sau khi chia sẻ hay tâm sự đã vơi bớt phần nào nỗi khổ trong lòng. Người đau khổ vì chẳng chịu lắng nghe nhau và lúc nghe thì nghe không đầy đủ hoặc không biết cách nghe. Thời đại ngày nay, người ta thích được khen hơn được chỉ trích, thích đồng thuận hơn bất đồng thuận. Lắng nghe chấp nhận tất cả, dù khen hay chê, dù cùng quan điểm hay tư tưởng khác biệt. Rất nhiều người không biết lắng nghe, chỉ thích nói và khi nói thì toàn những lời vô bổ, không có ích lợi gì cho sự tu tập và mang lại hạnh phúc. Trong các kỹ năng học ngoại ngữ, nghe là kỹ năng khó nhất và điểm thi có cao hay không là nhờ vào môn nghe. Cuộc sống cũng vậy, lắng nghe dở xem như cuộc sống cũng dở. Cuộc sống thành công hay thất bại là nhờ vào phẩm chất lắng nghe của mình có chánh niệm hay không.

Lắng nghe là hạnh bồ tát Quán Âm, và người thực tập hạnh này, năng lượng bồ tát Quán Âm phát triển mạnh mẽ. Ai cũng có thể lắng nghe và nếu chú ý, người nghe được cả những thứ không âm thanh và những điều người không nói ra. Sở dĩ mình nghe không được vì mình so đo, nghi kỵ, đặt tiêu chuẩn và đem ý kiến riêng chế ngự tiến trình. Mình đứng bên ngoài nhìn người nói như một thực thể riêng biệt rồi vận dụng mọi kiến thức để chia sẻ, cho nên càng nghe càng không hiểu và điều mình cho là hiểu chỉ là tri giác sai lầm hay tưởng tượng ra. Trường hợp khác, chẳng nghe gì cả nhưng mình dám tuyên bố thẳng thừng là rất hiểu. Đây là tình trạng ngụy biện cho sự lười biếng của mình hoặc cái mình hiểu kia chỉ là sự suy diễn. Tôi gặp rất nhiều người suy diễn như vậy và họ đau khổ hay đặt niềm tin sai lệch. Khi nghe, hãy nghe cho sâu, lắng lòng để mà nghe, không để cho những tạp nham can thiệp vào việc thực tập. Nghe bằng tình thương của bồ tát Quán Âm, nếu không, bản thân sẽ có phản ứng, thay vì phải giúp người, mình lại đối đầu, chê bai, chỉ trích, trách móc. Rất nhiều người tự cho mình quyền làm quan toà đi phán xét người khác, trong khi bản thân chất chứa đủ thứ tâm hành bất thiện. Một đứa con đến tâm sự với cha mẹ về suy nghĩ của mình, nhưng họ không nghe hoặc nghe rất sơ sài, vì thế họ không hiểu đứa con và cũng vì nghe không thấu đáo, cứ tưởng đứa con chơi với bạn xấu, đi vào thế giới ảo và vô tình rầy la hay cấm đoán không đúng chỗ. Cũng vậy, đứa con không biết nghe bằng tình thương, không biết cha mẹ rầy rà là do lo lắng cho mình chứ không có ý ghét bỏ gì khác, nhưng vì nghe bằng tâm giận dỗi nên tìm cách phản kháng hay ăn nói không chánh niệm làm cha mẹ tổn thương.

Lắng nghe hạnh phúc của chúng sinh để mừng và lắng nghe nỗi khổ của chúng sinh để chia sẻ. Nói như vậy để thấy mình thường đem tâm ganh tỵ khi nghe người có hạnh phúc và sung sướng ảo khi nghe người lâm vào tình trạng đau khổ. Thái độ dại dột này là thái độ của ma vương vì xa rời chúng sinh, lấy phiền não về xây nhà cửa mà không biết. Mừng cho hạnh phúc của người là tâm hỷ và không chỉ thế, mình sẵn sàng hy sinh hạnh phúc bản thân để người có hạnh phúc. Người mẹ nhìn thấy đứa con khoẻ mạnh, thành đạt hay cuộc sống nhiều niềm vui, bà mừng như bắt được vàng. Nhưng lại có người thấy đứa con trai lập gia đình thì cho rằng mình đã mất đứa con, cô gái nào đó cướp đi đứa con của mình nên ra sức hành hạ con dâu, chuyện mẹ chồng nàng dâu vì thế xuất hiện. Bà làm khổ đứa con mà không biết, cứ tưởng nắm chặt đứa con trong tay là mang hạnh phúc đến cho nó. Lắng nghe hạnh phúc của con, đấng sinh thành cho con nhiều hạnh phúc, hạnh phúc ở đây là nhiều tự do, không bị ràng buộc bởi ý niệm chiếm giữ hay chăm sóc quá đáng. Đứa con cũng lắng nghe mẹ của mình, bà có tri giác sai lầm về tình thương, cứ nghĩ thương là phải giữ trong vòng tay, không biết thương là phải bung ra. Biết đau với nỗi khổ của người là tâm bi, tức là biết thông cảm, biết sẻ chia. Thờ ơ với nỗi đau, thấy người đau mình khoái chí, khen ngợi nỗi đau của người hay lợi dụng nỗi đau là người hết sức vô cảm. Lắng nghe thấy người còn đau khổ nên người có suy nghĩ bạo đồng, lời nói thiếu chánh niệm và hành động sai lầm, nên thương người nhiều hơn. Mình thích ca ngợi việc thiện và chống lại cái ác, nhưng lắng nghe kỹ sẽ thấy nhờ cái ác nên biết trân quý cái thiện, mình biết thương cái ác và giúp cho cái ác ngưng lại, không ra oai nữa rồi dần dần làm quen với cái thiện. Cái ác không phải là thứ phải tiêu diệt, nó cần sự giúp đỡ nhiều hơn và nhờ thực tập tình thương, cái ác sẽ tan chảy nhường chỗ cho tình thương vô bờ. Một tên tử tù bị kết án tử hình, nếu người này bị chết thì cái ác có tiêu diệt được không?

Lắng nghe là biểu hiện của đại trí và đại bi. Người khôn ngoan biết nghe nhiều hơn bất cứ kỹ năng nào khác. Giám đốc nghe nhiều sẽ học hỏi nhiều, biết khách hàng và nhân viên nghĩ gì mới xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp. Nhà chính trị biết nghe, thiên hạ thái bình, đưa đất nước đi lên hợp với lòng dân. Trong gia đình, các thành viên lắng nghe nhau, gia đình ấm no, hạnh phúc, dù nghèo khó nhưng chứa chan tình cảm còn hơn đầy đủ vật chất nhưng mỗi người mỗi ngả. Nghe nhiều sẽ học nhiều, nói nhiều mà nghe ít, lời nói sẽ cạn kiệt. Các bậc nhân tài, thậm chí được cho là thiên tài là vì họ lắng nghe không mệt mỏi và vì thế, họ học không biết bao nhiêu mà kể. Hơn nữa, nói thương người nên lắng nghe sâu nghe có vẻ vẫn còn kiêu mạn quá, mình tự cho mình là người hiểu biết nên lắng nghe để ban phát tình thương. Hãy nhớ, lắng nghe là nghe cho mình, hiểu nỗi khổ của người để quán chiếu cho mình, thương được người là thương cho mình. Thấy và hiểu đau khổ của người, mình liên tưởng đau khổ của mình. Nhờ sự đau khổ đó, mình biết trân quý hạnh phúc và học cách chuyển hóa đau khổ của mình. Mình nói mình lắng nghe để giúp người vơi bớt khổ đau, thực ra mình đang làm vơi bớt khổ đau của chính mình. Mình có khổ đau mới hiểu được khổ đau của người khác. Người cả đời không biết khổ đau, khó lòng hiểu được người và không hiểu thì làm sao giúp người. Những cái mình nói là quán chiếu để nghe sâu nhìn sâu sẽ chỉ là lời nói suông hay quán chiếu suông nếu bản thân không cảm nhận được khổ đau. Muốn biết, dạy, chuyển hóa khổ đau, bản thân phải nằm trong vùng khổ đau. Bồ tát Địa Tạng đi vào địa ngục, thấu rõ cảnh địa ngục bởi vì ngài đã từng chịu cảnh khổ địa ngục. Bồ tát Quan Âm nguyện hành lắng nghe vì ngài đã từng lắng nghe nỗi khổ của chính bản thân ngài. Muốn ra đời dạy chúng sinh chuyển hóa khổ đau, mình phải chuyển hóa cho được khổ đau trong thân và tâm của mình, làm được mới giúp người khác được. Nói đơn giản cho dễ hiểu, muốn lắng nghe người khác, mình phải lắng nghe mình trước, mình còn lắng nghe không nổi làm sao lắng nghe người khác.

Lắng nghe để hiểu và thương vì có hiểu thì mới có thương, không hiểu mà thương, mình chỉ gây đau khổ cho người. Nghe những âm thanh là chuyện bình thường, mình còn phải nghe những thứ không âm thanh. Muốn làm được vậy mình phải nghe có chiều sâu, tức là nghe cả những điều không nói. Trong một buổi họp doanh nghiệp, thông thường người ta nghe về công việc, về dự án, về doanh số mà không biết rằng qua các phương tiện đó, phần nào mình hiểu được suy nghĩ và thái độ của các thành viên tham gia cuộc họp. Trong nghiên cứu marketing có hai hình thức nghiên cứu, đó là nghiên cứu cái có sẵn để hiểu cái có sẵn và nghiên cứu cái có sẵn để tạo ra cái mới. Lắng nghe những thứ không âm thanh giống như nghiên cứu cái có sẵn để tạo ra cái mới, giải mã các chất liệu không âm thanh nằm sâu trong chất liệu có âm thanh. Hiểu rõ tâm tư tình cảm của người nói, mình mới cung cấp các giải pháp, lời chia sẻ hay thương người nhiều hơn. Nhiều người nói thương nhau nhưng không hiểu nhau, tình thương này có vấn đề. Họ không hiểu vì họ không nghe, họ không nghe vì họ đang tìm kiếm những điều kiện khác nhau. Quán Âm có nghĩa lắng nghe sâu, sâu là không hời hợt, không nghe cho có. Đành rằng nghe chỉ để nghe nhưng nghe bằng tình thương, con người thấy các mối liên hệ giữa đồng loại và muôn loài. Mình thích nghe âm thanh công nghệ, chói tai, lạ lẫm, ngộ nghĩnh, khác thường nhưng âm thanh vi diệu nhất là âm thanh của tình thương, có thể không nói ra vẫn cảm nhận được. Hãng bảo hiểm nhân thọ Prudential có câu, Luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu, đơn giản vì có nghe mới có hiểu, không nghe mà hiểu là suy diễn, càng suy diễn càng sai, càng xa rời sự thật. Sự thật không nắm lấy mà chạy theo cái ảo, chẳng qua mình không chịu nghe, rồi ngồi oán trách sao người đó không thương mình hay vì sao mình không thương nổi người đó.

Cứu đời, là ‘follow-up’, là bước tiếp theo của tiến trình lắng nghe. Bồ tát Quán Âm và bồ tát Địa Tạng cứu đời không biết bao nhiêu mà kể nhưng các ngài có bao giờ kể lể rằng, tôi là người cứu giúp quí vị đâu. Bây giờ rất nhiều người kể công cho việc cứu đời của mình, tự xưng là anh hùng nhưng khổ đau thì cứ chồng chất. Người ta tôn thờ cái ảo đến nỗi biến nó thành thật luôn, giống như người trẻ tôn thờ bằng cấp, xem nó là chân lý dẫn đến danh vọng. Cứu đời không phải là một sự ban phước mà do nhân duyên đầy đủ, mình có nhiệm vụ làm như vậy, chứ chẳng có ai cứu đời và chẳng có ai nhận sự cứu giúp. Một số người muốn cứu đời lắm chứ nhưng không thuận duyên nên không làm được thôi. Hạng người khác muốn làm tổng thống hay thủ tướng, muốn là một chuyện còn làm là một chuyện khác. Nếu cho cứu đời là đi giúp người này người kia là ý niệm sai lầm không thể tưởng tượng vì người vẫn đang tìm kiếm các đối tượng ở bên ngoài. Cứu đời trước hết là cứu chính mình, mình đã có hạnh phúc chưa, mình đã an lạc chưa, mình đã biết khổ đau chưa, mình đã xoa dịu khổ đau chưa, mình đã sống đàng hoàng chưa, mình đã biết yêu thương chưa. Cứu đời chính là cứu mình, mình chưa cứu được thì làm sao cứu người khác. Đời mình đang cằn cỗi, khô héo, cỏ úa mọc đầy nhưng lại quyết tâm cứu đời, nghĩa là mình mang cái cằn cỗi, khô héo, cỏ úa kia gieo rắc vào đời. Nhiều tu sĩ có suy nghĩ như vậy, tức là thực tập chưa tới đâu đã mơ mộng đi cứu đời. Khoan đã, đành rằng các vị có tâm yêu thương nhưng hãy kiên nhẫn, thực tập yêu thương cho chín muồi, bằng không những gì các vị làm chỉ có thể gây khổ đau, chưa tạo được hạnh phúc nào cho đời cả. Mình chưa được cứu mà cứu đời giống như người đang nói mà mình cắt ngang, qui trình lắng nghe giữa đường gãy gánh. Lắng nghe bản thân để xem mình cần gì, thiếu thốn cái gì, phải cung cấp điều kiện nào hay nên thay đổi điều chi… Cứu mình trước để khỏi phải làm phiền ai, như vậy là hay lắm rồi.

Phương thức hoá thân muôn hình vạn trạng chúng sinh là phương thức lắng nghe. Lắng nghe mẹ nói chuyện, mình hóa thân thành mẹ. Lắng nghe người bạn đời nói chuyện, mình trở thành bạn. Lắng nghe tiếng chim hót, mình trở thành chú chim bay nhảy khắp nơi. Lắng nghe lá cây, ngọn cỏ, bông hoa, núi non, sông ngòi, biển cả, trời xanh, ruộng đồng, thành phố, mình nghe được cả hơi thở của chúng. Trong bài hát Đêm thành phố đầy sao của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, có câu, em ơi hãy lắng nghe, nghe thành phố thở. Chắc chắn nhạc sĩ đã lắng nghe rất chú tâm mới cảm nhận được hơi thở hừng hực của thành phố. Hơi thở làm việc hai mươi bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày nhưng có bao giờ mình lắng nghe nó thở đâu. Nghe được hơi thở là nghe được sự sống vì sự sống chính là hơi thở. Người nói, sự sống chỉ ngắn trong một hơi thở, quả không sai. Trân quý hơi thở đồng nghĩa với trân quý sự sống. Hơi thở đang có mặt đây mà mình không nghe, mình cứ đòi nghe những âm thanh của sắc dục, của lời nói dối, của thế giới ảo. Lắng lòng lại để nghe chúng sinh đang nói chuyện, tất cả đều đang nói chuyện với mình, chỉ tại mình không thèm nghe, mình bịt tai lại để cho các âm thanh vi diệu trôi đi một cách oan uổng. Sáng sớm thức dậy, bạn thử nghe tiếng gà gáy xem, rất hay mặc dù nó gáy liên tục không biết mệt. Ngay trung tâm thành phố Sài Gòn mà nghe tiếng gà gáy là mừng lắm. Thử tới thành phố New York, sức mấy bạn nghe được tiếng gà gáy, nên tiếng gà gáy là một âm thanh vi diệu, nó nhắc mình tỉnh thức và sống cho trọn vẹn. Mình nên hạnh phúc khi đôi tai vẫn còn khỏe để nghe đủ thứ. Người khuyết tật đôi tai, không nghe được, muốn hiểu người là phải làm dấu hay dòm miệng người khác. Cái họ thèm nhất là có đôi tai khoẻ mạnh, nghe tốt, thì họ hạnh phúc lắm. Còn mình, mình có đôi tai hoàn hảo, tức là đang có điều kiện của hạnh phúc, mà mình không chịu hạnh phúc đi, cứ chạy đôn chạy đáo, tìm kiếm những hạnh phúc xa vời.

Lắng nghe là một phép lạ và phép lạ này ai cũng có, không cần phải thành tiên hay thiên thần mới làm được. Trước hết, đó là sự có mặt 100% của mình đối với người nói, không phải có mặt sơ sơ, chứng tỏ với người rằng mình quan tâm và tôn trọng người. Không có mặt làm sao lắng nghe và nếu nghe qua phương tiện như điện thoại hay màn hình vi tính, phẩm chất nghe đã giảm đi ít nhiều Sau đó, mình khuyến khích người nói bằng cách im lặng hết mực, không cắt ngang, không bình phẩm. Thỉnh thoảng đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn và nhấn mạnh cho người biết mình đang lắng nghe họ. Tiếp theo, mình sử dụng lời nói ái ngữ để trình bày, giải thích hay chia sẻ các kinh nghiệm thực tập bằng thái độ cởi mở, chấp nhận và thương yêu. Nói là một giai đoạn trong lắng nghe, đưa ra thông tin phản hồi và tạo liên kết đa chiều. Cuối cùng, cần đánh giá lại việc nghe, xem mình nghe đủ chưa, có đem niềm vui cho người nói và mức độ hiểu thương cỡ nào. Thiền lắng nghe là bài thiền tập có tính chất xây dựng vì khi nghe đầy đủ, ta có cơ hội hiểu được người nói và khi hiểu rồi, ta thương được điều người đó nói và bản thân người nói. Hạnh phúc hay khổ đau đều được chia sẻ và người sẽ thấy hạnh phúc hơn nếu được lắng nghe.

Source: http://damlinhthat.net/chat-voi-the-gioi-ben-kia

Total comments: 0 | Views: 1147
Category: Truyện ma | Added by: admin (27-12-2013) | | Rating: 0.0/0
Truyện mới đăng
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2017
- Thọ Khang Bảo Giám
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất 07/2016
- Tóm tắt Biến đổi Trái Đất 06/2016
- Dấu hiệu thời đại tháng 05/2016
- Tình hình Trái Đất
- Chuyện Mạnh Phu Nhơn
- Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên - 2
- Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên - 1
- Khuyên người trẻ
-Xem thêm-
Những câu nói hay
Biết đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó là từ bi.
Khuyết danh
Tâm sự
Tâm sự số #1306 [1]
Tâm sự số #1275 [1]
Tâm sự số #1270 [1]
Tâm sự số #1258 [0]
Tâm sự số #1249 [1]
Tâm sự số #1233 [3]
Tâm sự số #1227 [4]
Tâm sự số #1219 [2]
Tâm sự số #1195 [3]
Tâm sự số #1183 [3]
Vote
Bạn có thích mua sắm online ko?
Tổng bình chọn: 48
Search
Liên kết
Copyright adnet.uCoz.com © 2010-2024
Powered by uCoz
Top